Tâm lý thận trọng trở lại, cổ phiếu dầu khí và thủy sản hồi phục

VN INDEX CHỨNG KHOÁN
15:59 - 08/08/2022
VN-Index duy trì tích cực trong phiên đầu tuần.
VN-Index duy trì tích cực trong phiên đầu tuần.
0:00 / 0:00
0:00
VN-Index mở đầu tuần mới tích cực khi tiếp tục duy trì đà tăng từ tuần trước, tuy nhiên giao dịch giằng co cùng thanh khoản giảm nhẹ cho thấy tâm lý thận trọng đã quay trở lại. Dòng tiền xoay dịch sang các nhóm cổ phiếu dầu khí, thủy sản, phân bón.

Với việc tăng hơn 4 điểm so với kết phiên thứ 6 tuần trước, VN-Index lên ngưỡng 1.256,75 điểm. HNX-Index và UPCoM cũng tăng hơn 1 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt 18.588 tỷ đồng. Trong đó, khối ngoại chiếm gần 1.800 tỷ đồng và họ thực hiện bán ròng gần 100 tỷ đồng. HPG bị bán mạnh nhất với giá trị gần 81 tỷ đồng, tiếp sau là VNM, chứng chỉ quỹ FUEVFVND, GMD, PHR, MSN, DGC…

Trong khi đó, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh nhất với 95 tỷ đồng. Sau đó là PVD, NVL, NLG, HDB, VHM…

Dòng tiền có sự dịch chuyển giữa các nhóm ngành và phân hóa theo mã cổ phiếu. Ba trụ cột của thị trường là nhóm ngân hàng, chứng khoán và thép đã đuối sức sau 1 tuần hồi phục mạnh. Tuy nhiên vẫn có những cổ phiếu thu hút được dòng tiền vào mạnh. Như ở nhóm chứng khoán, VIG tăng kịch trần, BMS tăng 8%, IVS tăng 5,8%, VIX tăng 3,1%... Còn tại nhóm ngân hàng, các mã tăng tốt là VPB, TCB, NAB, BAB… Đáng chú ý là KLB của KienlongBank tăng 9,8%.

KienlongBank vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho tăng vốn điều lệ thêm 578,4 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông hiện hữu. Sau khi hoàn tất, mức vốn điều lệ của KLB sẽ nâng từ 3.652,8 tỷ đồng lên 4.231,2 tỷ đồng.

Với kế hoạch tăng vốn này, KienlongBank đặt kế hoạch mục tiêu cho năm 2022 với lợi nhuận trước thuế đạt 660 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động đạt 77.700 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 85.000 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%. Trong quý 2 vừa qua, ngân hàng ghi nhận 221 tỷ đồng tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất, tăng trưởng 115% so mức 103 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.

Mặc dù dòng tiền rút khỏi các nhóm trụ cột nhưng VN-Index vẫn giữ được đà tăng nhờ sự phục hồi của các nhóm thủy sản, dầu khí, hóa chất. Thủy sản có 2 mã tăng trần là ACL và ANV. VHC, IDI, FMC, CMX cũng tăng 4-6%. Thời gian qua, đây là nhóm bị chiết khấu mạnh sau khi đã vượt đỉnh trong quý 2/2022. Trung bình, các mã này đã giảm 20-30% trong vòng gần 2 tháng qua.

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), quý 2/2022, xuất khẩu thủy sản của cả nước đã ghi nhận doanh số trên 3,2 tỷ USD, tăng gần 36% so với 2,4 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Lũy kế hết 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt gần 5,8 tỷ USD, tăng 40% so với nửa đầu năm ngoái.

Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản đã ghi nhận dấu hiệu hạ nhiệt, tăng trưởng chậm lại. Sau nhiều tháng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, xuất khẩu thủy sản trong tháng 7/2022 chỉ đạt mức dưới 1 tỷ USD. Nếu xuất khẩu thủy sản tăng 34% trong tháng 5 và tăng 18% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm 2021, thì tháng 7 giảm tốc mạnh hơn, đạt 970 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 4% so với tháng 6/2022.

Dầu khí và hóa chất cũng là hai nhóm ảm đạm khi thị trường chung khôi phục vào tháng 7. Trong khi nhóm dầu khí bị ảnh hưởng bởi giá dầu hạ nhiệt thì nhóm hóa chất cũng không còn được nhiều kỳ vọng về lợi nhuận sau khi đã ghi nhận những con số kỷ lục trong 2 quý đầu năm 2022.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Giá vàng miếng đang niêm yết tại mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn tròn trơn vẫn giữ ở mức cao gần 77 triệu đồng/lượng.
MWG không đáp ứng yêu cầu của rổ chỉ số VNDiamond khi kết quả kinh doanh xuống đáy.

MWG bị loại khỏi VNDiamond

Sở Giao dịch Chứng khoán khoán TP HCM (HoSE) vừa công bố thành phần chỉ số VNDiamond kỳ tháng 4/2023. Theo đó, MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động là trường hợp bị loại.