Techcombank ghi nhận lãi 14.100 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,6%

NGÂN HÀNG Việt nAM
17:15 - 21/07/2022
Techcombank ghi nhận lãi 14.100 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,6%
0:00 / 0:00
0:00

Ngày 21/7, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022. Theo đó, tổng tài sản đạt 623.700 tỷ đồng, tăng 23,7%, lợi nhuận trước thuế hơn 14.100 tỷ đồng, tăng 22,3% so với cùng kỳ 2021.

Tổng thu nhập hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước, lên 21.100 tỷ đồng. Khoản thu đến từ sự tăng trưởng mạnh mẽ ở cả thu nhập lãi và thu nhập từ hoạt động dịch vụ.

Ngoài ra, thu nhập từ lãi của Techcombank đạt 15.900 tỷ đồng, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ tăng trưởng danh mục tín dụng với biên lãi thuần (tính trong 12 tháng) ổn định tại 5,6%.

Do biến động lãi suất, tại quý II/2922, lợi suất tài sản của nhà băng giảm 12% và chi phí vốn tăng 17% so với quý trước.

Các khoản thu nhập từ dịch vụ ngân hàng tăng 29,5% mang về 4.400 tỷ đồng bao gồm: nguồn thu chính từ phí từ dịch vụ ngân hàng đầu tư đạt 1.800 tỷ đồng, tăng 4%; phí dịch vụ thẻ đạt 844,4 tỷ đồng, tăng 45,3%; phí từ dịch vụ bảo hiểm đạt 617,1 tỷ đồng, tăng 31,5%; thu từ thư tín dụng đạt 544,2 tỷ đồng, tăng 56,8%, tiền mặt & các khoản thanh toán đạt 294,3 tỷ đồng, tăng 147,3%.

Trong quý II/2022, chi phí dự phòng tại Techcombank cũng giảm xuống còn 56,1% so với cùng kỳ năm 2021, nguyên nhân do tình hình tài chính của nhiều khách hàng tiếp tục phục hồi, dẫn đến một số khoản trích lập dự phòng trước đây được hoàn nhập.

Tính đến 30/6, tổng dư nợ tín dụng của khách hàng trên báo cáo riêng lẻ cuối quý II năm 2022 đạt 421.200 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cuối năm 2021.

Về cơ cấu cho vay trong báo cáo hợp nhất, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng 59,4% so với cùng kỳ năm ngoái tỷ đồng, chiếm 46,6% danh mục tín dụng. Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 20,8% so với cuối quý 2 năm 2021, đạt 69,4 nghìn tỷ đồng.

Tổng dư nợ tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp lớn (bao gồm cho vay và trái phiếu) giảm 7,0%, đạt 166.400 tỷ đồng, chiếm 37,7% dư nợ tín dụng toàn ngân hàng. Tỷ trọng này giảm đáng kể so với mức 49,0% tại quý II/2021 và mức 45,6% của quý I/2022.

Tỷ lệ nợ xấu cuối quý II ở mức 0,6% với tỷ lệ bao phủ nợ xấu 171,6%. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn ở mức 32,0%, và tỷ lệ cho vay trên huy động vốn (LDR) tăng lên 78,8%. Cả hai chỉ số đều thấp hơn so với mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, trong quý II này, Techcombank đã thu hút thêm hơn 0,2 triệu khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng lên 10,1 triệu. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân lần lượt đạt 206,1 triệu giao dịch (tăng 28,8% so với cùng kỳ năm ngoái) và 2,8 triệu tỷ đồng (tăng 14,0% so với cùng kỳ năm ngoái).

Dựa trên những thành quả đạt được trước đó, Techcombank đặt kế hoạch lợi nhuận cho cả năm với lợi nhuận trước thuế đạt 27.000 tỷ đồng, tăng 16,2% so với năm 2021. Dư nợ tín dụng đạt 446.554 tỷ đồng, tăng trưởng 15% hoặc cao hơn trong mức Ngân hàng Nhà nước cho phép.

Cũng trong hôm nay 21/7, Techcombank công bố đã "bắt tay" cùng các ngân hàng ngoại trong đó có HSBC, Standard Chartered Bank và United Overseas Bank Limited trong giao dịch lịch sử trị giá 1 tỷ USD. Cho đến nay, đây là khoản tín dụng trung dài hạn có trị giá lớn nhất của một định chế tài chính Việt Nam trên thị trường hợp vốn quốc tế. Đây là lần thứ ba Techcombank tiếp cận thị trường hợp vốn nước ngoài, sau khi hoàn tất huy động khoản vay đầu tiên trị giá 500 triệu USD vào năm 2020 và khoản vay thứ hai trị giá 800 triệu USD vào năm 2021.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.