Thiếu nguyên liệu có thể cản trở ngành gỗ cán mốc mục tiêu 16,5 tỷ USD

Gỗ Nguyên liệu
10:47 - 26/02/2022
Gỗ nhiệt đới rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam vẫn ở ngưỡng cao.
Gỗ nhiệt đới rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam vẫn ở ngưỡng cao.
0:00 / 0:00
0:00
Kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2022 của ngành gỗ đạt trên 1,5 tỷ USD là dấu hiệu tích cực để ngành theo đuổi mục tiêu đề ra cho cả năm.Tuy nhiên, ngành gỗ cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc làm chủ nguồn nguyên liệu đầu vào.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 1/2022 đã đạt kim ngạch ở mức rất cao, lên đến 1,55 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,15 tỷ USD, tăng 6,8% so với tháng 12/2021, tăng 6% so với tháng 01/2021.

Trong lịch sử xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, đây là lần thứ ba kim ngạch vượt mốc 1,5 tỷ USD/tháng. Cụ thể, xuất khẩu gỗ đạt kim ngạch 1,51 tỷ USD vào tháng 3/2021 và đạt 1,55 tỷ USD vào tháng 6/2021.

Với kim ngạch xuất khẩu trên 1,5 tỷ USD, gỗ và sản phẩm gỗ đã nằm trong 7 nhóm hàng xuất khẩu của cả nước đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD trong tháng 1/2022 và đứng trong tốp 3 nhóm hàng có sự tăng trưởng 2 con số. Trong đó, xuất khẩu gỗ đứng thứ hai về tăng trưởng sau nhóm hàng dệt may.

Đây là những dấu hiệu tích cực để ngành gỗ vươn tới mục tiêu xuất khẩu 16,5 tỷ USD trong năm 2022 và hướng tới 20 tỷ USD vào năm 2025. Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu này, ngành gỗ cần phải vượt qua một trong những rào cản thách thức lớn là chủ động nguồn nguyên liệu ngành gỗ.

Chia sẻ tại hội nghị “Liên kết chuỗi phát triển thương hiệu ngành gỗ” ngày 25/2, ông Lê Minh Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Lâm sản Bình Định (FPA) cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ xuất khẩu. Tuy nhiên, do thiếu nguồn cung nguyên liệu trong nước nên các doanh nghiệp khá bị động, phải phụ thuộc đến 80% vào nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu.

“Dù biết rủi ro, nhưng các doanh nghiệp không có lựa chọn nào khác, chưa kể đến hàng loạt vấn đề khác khi các nước xuất khẩu gỗ nguyên liệu gần đây phải chịu nhiều ràng buộc bởi các quy định về bảo vệ môi trường, nguồn cung giảm, giá gỗ nguyên liệu liên tục tăng vì khan hiếm nguyên liệu và cước vận tải, logistics tăng…”, ông Thiện phản ánh.

Theo ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia nhóm nghiên cứu Forest Trends, hiện nay, gỗ nhiệt đới rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam vẫn ở ngưỡng cao. Năm 2020 Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,86 triệu m3 (quy tròn) gỗ tròn và xẻ rủi ro, tương ứng với kim ngạch khoảng 537 triệu USD.

Lượng nhập năm 2021 đạt gần 1,78 triệu m3 quy tròn, giảm không đáng kể (80,000 m3) so với lượng nhập năm 2020. Kim ngạch nhập khẩu năm 2021 đạt gần 556,3 triệu USD, cao hơn khoảng 18 triệu USD so với kim ngạch của năm 2020. Lượng gỗ rủi ro nhập khẩu chiếm 38% trong tổng lượng gỗ nhập khẩu vào Việt Nam từ tất cả các nguồn.

Gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là các loài gỗ tự nhiên nguồn gốc nhiệt đới, có giá trị cao được sử dụng cho tiêu dùng nội địa, như trong công trình xây dựng, đền, chùa, bàn ghế, giường tủ, ván sàn. Các loài nhập phổ biến là lim, gõ, hương, căm xe...

Ông Tô Xuân Phúc nhìn nhận, việc duy trì luồng cung rủi ro với lượng lớn như hiện nay sẽ tiếp tục gây ra những tác động tiêu cực tới toàn ngành gỗ, đặc biệt ở khâu xuất khẩu.

Điều tra của cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) năm 2021 về cáo buộc Việt Nam nhập khẩu, tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ nhập khẩu bất hợp pháp là một minh chứng điển hình về tác động tiêu cực này.

Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 đã gây đứt gãy chuỗi cung, khan hiếm container rỗng, điều này làm chi phí vận chuyển đường biển quốc tế tăng phi mã. Dựa trên thông tin về chỉ số giá cước vận tải toàn cầu Drewry World Container, sự gia tăng của cước phí vận chuyển đối với một container 40 feet, với mức cước tăng từ khoảng dưới 1.500 USD vào tháng 07/2019 lên tới gần 8.500 USD vào tháng 07/2021, tăng gần 6 lần trong vòng 5 năm.

Đại dịch cũng tạo ra sự khan hiếm nguồn cung gỗ tại một số quốc gia cung gỗ chính cho Việt Nam, đặc biệt là đối với các nguồn cung rủi ro thấp như Mỹ và các nước Châu Âu. Các gói kích cầu và nguồn vay lãi suất thấp tại các quốc gia này làm bùng nổ nhu cầu xây dựng có sử dụng gỗ nguyên liệu tại đây. Nguồn gỗ xuất khẩu càng trở nên khan hiếm, đẩy giá gỗ nguyên liệu tăng cao.

“Giá cước vận chuyển và giá gỗ tăng làm cho ngành gỗ Việt Nam giảm lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Mặc khác, thời gian vận chuyển bây giờ kéo dài hơn 4 -5 lần so với trước thời điểm dịch, khiến nhiều doanh nghiệp không chủ động được nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và kế hoạch giao hàng”, chuyên gia Tô Xuân Phúc phân tích.

Liên kết khối tư nhân là giải pháp đột phá trong việc tạo nguồn gỗ nguyên liệu

Cùng đưa ra ý kiến tại hội nghị, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cho biết, việc chủ động nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào có vai trò quan trọng đối với các công ty chế biến xuất khẩu. Nhiều công ty chế biến trong ngành gỗ hiện có nhu cầu về nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng có chất lượng cần được tạo điều kiện, cơ chế, chính sách.

Phân tích về thế mạnh của khối tư nhân trong việc thúc đẩy trồng rừng gỗ lớn có chất lượng ở Việt Nam, ông Tô Xuân Phúc cho rằng, đây là đơn vị có nguồn lực về tài chính đầu tư vào trồng rừng với chu kỳ dài tạo gỗ lớn, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Đồng thời, khối tư nhân có kỹ năng và trình độ quản lý và khoa học kỹ thuật từ khâu giống, chăm sóc vườn cây tới khâu khai thác giúp nâng cao năng suất của gỗ rừng trồng và có thể bao tiêu đầu ra sản phẩm khi gỗ khai thác.

Tuy nhiên, ông Phúc cũng chỉ ra khó khăn lớn nhất mà khối tư nhân đang gặp phải là không tiếp cận được với nguồn quỹ đất để trồng rừng, bởi nguồn quỹ đất này đang nằm nằm dưới sự quản lý của các hộ và các công ty lâm nghiệp.

Ảnh tác giả

"Hình thành và mở rộng liên kết giữa khối tư nhân và hộ gia đình, giữa khối tư nhân và các công ty lâm nghiệp là hướng đi đột phá trong việc chủ động tạo nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng là gỗ lớn có chứng chỉ tại Việt Nam trong tương lai. Trong liên kết này, khối tư nhân có tiềm năng trong việc phát huy các thế mạnh nêu trên của mình, tham gia cùng với hộ và công ty lâm nghiệp để phát rừng trồng gỗ lớn có chứng chỉ".

Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia nhóm nghiên cứu Forest Trends

Để tạo được tính đột phá trong việc hình thành và phát triển liên kết đòi hỏi Chính phủ cần có các cơ chế chính sách cởi mở hơn, cho phép các công ty lâm nghiệp được góp đất hợp tác với công ty tư nhân trong việc tạo nguồn rừng trồng gỗ lớn.

Bên cạnh đó, cần có những cơ chế chính sách chặt chẽ trong việc xác định nguồn quỹ đất tham gia liên kết, định giá về giá trị của đất cũng như cây trồng trên đất nhằm giảm thiểu các rủi ro trong việc các bên góp vốn vào liên kết. Các cơ chế chính sách nhằm hình thành liên kết cũng cần được minh bạch, nhằm xóa bỏ các e ngại của các bên tham gia.

Ngoài ra, việc liên kết với các quỹ đầu tư quốc tế - đầu tư theo chuỗi cũng sẽ hướng đi mới để Việt Nam chủ động được nguồn gỗ nguyên liệu. “Tuy Việt Nam chưa có mô hình chất lượng cao nào đi theo hình thức này, nhưng đây là một trong những chiến lược ưu tiên của Chính phủ kêu gọi đầu tư từ các công ty đa quốc gia, các quỹ

Tin liên quan

Đọc tiếp