Thương mại điện tử là bệ đỡ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

CHUYỂN ĐỔI SỐ Việt nAM
06:30 - 20/06/2022
0:00 / 0:00
0:00
Dù chiếm tới 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn trong quá trình chuyển đổi số, đặc biệt là vấn đề tư duy và nguồn vốn.

Nền kinh tế số của Việt Nam đang phát triển nhanh chưa từng có trong vòng một thập kỷ qua. Trong năm 2022, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế số của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 29% và năm 2025 có thể sẽ đạt giá trị 57 tỷ USD.

Trong bối cảnh đó, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã nhận thấy tác động tích cực từ chuyển đổi số. Theo các chuyên gia, để tiến tới chuyển đổi số thành công, trước hết, doanh nghiệp phải tiếp cận thành công thương mại điện tử. Đây là vấn đề có mỗi quan hệ mật thiết với nhau, bởi thương mại điện tử là trụ cột đầu tiên của chuyển đổi số.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, vấn đề chuyển đổi số và tiếp cận thương mại điện tử có tầm quan trọng đặc biệt trong phát triển cũng như thực hiện chiến lược số hóa của Chính phủ.

Mekong Asean đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Hiển - Phó trưởng Ban Đào tạo và Hội viên Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) kiêm Tư vấn viên về chuyển đổi số của Bộ kế hoạch và Đầu tư về vấn đề này.

Thương mại điện tử được coi là một mắt xích quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Nó tác động và tạo ra nguồn vốn lớn để doanh nghiệp thực hiện các bước tiếp theo trong quá trình chuyển đổi số. Ví dụ một kg vải thiều bán trên sàn điện tử có thể lên tới 50.000 đồng, trong khi bán theo phương thức truyền thống chỉ dừng lại ở mức 25.000 – 30.000 đồng/kg.

Tất nhiên, thương mại điện tử không thể thay thế cho phương thức bán hàng truyền thống. Hai phương thức này sẽ luôn phải tồn tại song song.

Trong vòng 5 năm tới, thương mại điện tử sẽ phát triển vượt bậc, đặc biệt nó không bị chi phối, ảnh hưởng bởi các tác nhân dịch bệnh. Bởi dịch bệnh càng nghiêm trọng thì càng đẩy mạnh vai trò của thương mại điện tử; càng khó khăn về phương thức bán hàng truyền thống thì phương thức bán hàng online càng có cơ hội vươn lên.

Doanh nghiệp hiện đang có lợi thế về tư duy chuyển đổi số. Thời gian vừa qua, đại dịch đã khiến nhiều doanh nghiệp phải nhìn nhận bức tranh toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam. Từ đó làm thay đổi tư duy trong sự phát triển của doanh nghiệp và hướng tới số hóa doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khi chuyển đổi số, doanh nghiệp phải xác định: Muốn chuyển đổi số thành công, không thể đi nhanh, mà phải đi chắc. Quá trình chuyển đổi số không chỉ diễn ra trong vòng 1 - 2 tháng mà nó phải gắn liền với một quá trình dài hơi, thực hiện từng khâu một để tạo nên một doanh nghiệp số vững chắc.

Muốn chuyển đổi thành công, doanh nghiệp phải biết bộ phận nào yếu kém, từ đó thay đổi tư duy, cơ cấu lại bộ phận đó. Sau đó, tiến hành áp dụng các công nghệ thông tin vào quá trình kinh doanh.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có lợi thế khi nhận được sự trợ giúp từ phía Chính phủ nhờ các chính sách thiết thực về chuyển đổi số, giúp doanh nghiệp bứt phá trong chuyển đổi số.

Trong đó, Chính phủ có Nghị định 80 ngày 26/8/2021 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điểm của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 12/6/2017. Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng đã có Thông tư 06 ngày 10/5/2022 về hướng dẫn một số điểm của Nghị định 80 của Chính phủ, tại chương 3, điều 11.

Với nghị định 80, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn giải pháp chuyển đổi số; chi phí thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số để tự động hóa...

Đầu tiên là tư duy lãnh đạo. Đây được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp. Bởi nhiều doanh nghiệp, các lãnh đạo, quản lý áp dụng chuyển đổi số tương đối lý thuyết thay vì đưa ra giải quyết vấn đề cụ thể cho hoạt động kinh doanh. Khi lãnh đạo đã có tư duy thì không sợ đi sai hướng. Ngược lại, nếu lãnh đạo không có tư duy quản trị thì rất khó để chuyển đổi thành công.

Thứ hai là tầm nhìn bao quát vấn đề. Hiện nay, một số doanh nghiệp vừa đã có chính sách chuyển đổi số nhưng vẫn còn lỏng lẻo. Để doanh nghiệp có thể tiến tới chuyển đổi số thành công nhất, tránh mất quá nhiều thời gian vào giai đoạn tìm hiểu, doanh nghiệp cần có sự tư vấn từ các chuyên gia. Qua đó, nhìn vấn đề một cách bao quát chứ không dừng lại ở một phần vấn đề rồi đưa ra những chiến lược mang tính kém hiệu quả.

Về vốn đầu tư, để chuyển đổi số, doanh nghiệp cần có vốn lớn để đầu tư vào hệ thống thông tin và nguồn nhân lực. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới chỉ có nguồn vốn hạn chế.

Mới đây, Chính phủ cũng bắt đầu thúc đẩy các chính sách về vốn, điều này được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Trong đó, với Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngắn hạn sẽ chịu lãi suất 2,16%; doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dài hạn thì hơn 4%.

Đây được coi là cách để giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn trong quá trình sản xuất, kinh doanh cũng như để đầu tư vào thiết bị, máy móc và nguồn nhân lực.

Cuối cùng là vấn đề gian lận hàng hóa. Gian lận hàng hóa khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào doanh nghiệp bán hàng tại các website thương mại điện tử. Việc gian lận không chỉ mang lại tổn thất cho người mua hàng hoặc doanh nghiệp mua hàng mà còn làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, thương hiệu của những doanh nghiệp làm ăn chân chính có thương hiệu bị làm nhái.

Trong khi đó, các chế tài và hành lang pháp lý, biện pháp quản lý nhà nước cũng gặp khó khăn do sự tăng trưởng đột biến của thương mại điện tử. Do vậy, doanh nghiệp cần đảm bảo hàng hóa đạt chất lượng, có thể truy xuất nguồn gốc. Từ đó, lên kế hoạch xây dựng thương hiệu, tạo niềm tin đối với khách hàng.

Theo tôi điều này hoàn toàn không đúng. Trên thực tế, nguồn nhân lực ở Việt Nam rất lớn. Đó là đội ngũ công nghệ thông tin được đào tạo bài bản tại các trường đại học chính quy và tư thục.

Tất nhiên, để chuyển đổi số thành công thì ứng dụng thông tin thôi thì chưa đủ mà còn cần có tư duy quản trị, tác động của văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa của mỗi công ty không giống nhau, cho nên mô hình chuyển đổi số cũng sẽ khác nhau.

Hiện nay, phía Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hỗ trợ, đào tạo miễn phí cho các doanh nghiệp. Chúng tôi đang tranh thủ nguồn lực từ phía Chính phủ, ngân sách, nguồn lực xã hội để đào tạo kỹ năng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia vào chuyển đổi số.

Chia sẻ với Mekong Asean về vai trò của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, ông Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (VINASME) cũng cho biết, trong khi doanh nghiệp lớn có đủ tiềm lực để đưa hàng đi xuất khẩu xa thì các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ lại khó khăn trong vấn đề này.

Khi đó, thương mại điện tử là giải pháp cho vấn đề này, doanh nghiệp có thể xuất khẩu sang khu vực cách hàng nghìn km.

Nói về khó khăn của doanh nghiệp, ông Nam cho rằng có 4 khó khăn chính. Đầu tiên, doanh nghiệp còn mơ hồ về thương mại điện tử, về pháp lý, công cụ ứng dụng, khách hàng và cách thức truyền thông.

Thứ hai, về ngôn ngữ. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa đáp ứng được yếu tố ngôn ngữ chung với khách hàng. Dù trang thương mại điện tử có công cụ hỗ trợ phiên dịch nhưng việc tiếp cận khách hàng bằng một ngôn ngữ chung sẽ mang lại sức cạnh tranh lớn hơn cho doanh nghiệp.

Thứ ba, doanh nghiệp không thể tiếp cận hết các thông tin liên quan đến sàn thương mại điện tử, quy định pháp luật nên cần có sự trợ giúp từ phía cơ quan Nhà nước.

Thứ tư, do nguồn vốn không đủ, năng lực sản xuất chưa lớn nên doanh nghiệp có thể bỏ lỡ các bạn hàng tiềm năng với các đơn hàng lớn thông qua thương mại điện tử.

Đọc tiếp

Trong trường hợp lý tưởng nhất, PTI sẽ tăng vốn điều lệ gấp 3 lần lên 3.216 tỷ đồng. Ảnh: Minh Phong - Mekong ASEAN

ĐHĐCĐ PTI: Tăng vốn lên gấp 3 lần

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) được tổ chức ngày 24/4. Tại đây, cổ đông công ty sẽ thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có 2 tờ trình tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần.