Tiền số của các ngân hàng trung ương đe dọa vị thế đồng USD

TIỀN SỐ THẾ GIỚI
15:38 - 02/03/2022
Ngân hàng Trung ương Nga đang có kế hoạch cho ra mắt đồng rúp kỹ thuật số.
Ngân hàng Trung ương Nga đang có kế hoạch cho ra mắt đồng rúp kỹ thuật số.
0:00 / 0:00
0:00
Vũ khí tài chính với đồng USD thống trị từ lâu đã được các nước huy động khi đối đầu nhau, như trường hợp phương Tây đang trừng phạt Nga hiện nay. Tuy nhiên, đồng tiền số của ngân hàng trung ương (CBDC) hoàn toàn có thể lật ngược lại thế cờ này.

Trong bối cảnh Mỹ và các nước đồng minh phương Tây ngày càng áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh mẽ lên Nga, vấn đề này càng trở nên cấp thiết trên thế giới. Động cơ thúc đẩy Nga phát triển tiền số trở nên lớn hơn khi một số ngân hàng tại Nga đang bị từ chối truy cập vào hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.

Trong khi đó, sự phát triển của tiền điện tử được phát hành bởi ngân hàng trung ương (hay còn gọi là CBDC) có thể vô hiệu hóa “đặc quyền khổng lồ” mà Mỹ được hưởng từ việc đồng USD hiện vẫn đang là đồng tiền dự trữ chính của thế giới. Theo giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva, “lịch sử của tiền tệ đang dần bước sang một chương mới”.

Eswar Prasad, giáo sư tại Đại học Cornell và là thành viên cấp cao tại Viện Brookings, nhận định: “Chúng ta sẽ sớm chuyển sang một thế giới nơi mọi người có quyền truy cập toàn cầu vào các phiên bản kỹ thuật số của đồng USD của Mỹ hoặc đồng NDT của Trung Quốc và nhiều các loại tiền tệ chính thức khác".

Dù vậy, vẫn có nhiều người coi viễn cảnh này là một câu chuyện giữa các đồng tiền điện tử tư nhân với các đồng tiền số được phát hành chính thức, thay vì xem xét các tác động địa chiến lược của nó. Đúng là tiền điện tử tư nhân là một vấn đề quan trọng với quốc gia và các ngân hàng đang tập trung nguồn lực vào đây vì tiền điện tử được coi như một mối đe dọa với trật tự tiền tệ nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, các loại tiền điện tử của ngân hàng trung ương đóng một vai trò quan trọng hoàn toàn khác.

Sự xuất hiện của các đồng CBDC, dẫn đầu bởi đồng NDT số, đang đe dọa vị thế thống trị của đồng USD. Ảnh: Coincu

Sự xuất hiện của các đồng CBDC, dẫn đầu bởi đồng NDT số, đang đe dọa vị thế thống trị của đồng USD. Ảnh: Coincu

Tác động thay đổi cán cân quyền lực

Vào năm 2020, phó giám đốc điều hành IMF Tao Zhang đã chia sẻ rằng, nếu một số đồng CBDC cùng được áp dụng rộng rãi và cạnh tranh với nhau thì việc nắm giữ dự trữ có thể được đa dạng hóa. Tuy nhiên, vai trò tài trợ thương mại của các đồng CBDC cũng có tầm quan trọng ngay trong tương lai gần.

CBDC, với đồng NDT số của Trung Quốc (e-CNY) dưới tư cách đồng tiền điện tử tân tiến nhất trong số các cường quốc, hoàn toàn có khả năng tài trợ cho một lượng lớn các thỏa thuận thương mại song phương và do đó gián tiếp làm giảm vai trò của đồng USD trong vấn đề này.

Từ góc nhìn của thương mại toàn cầu và dòng vốn cũng như trật tự kinh tế quốc tế nói chung, điều này khá đáng buồn. Tuy nhiên trật tự đó cũng đang bị phá vỡ do sức nặng từ các cuộc chiến thương mại và công nghệ cũng như sự ám ảnh về an ninh cùng sự hình thành các khối kinh tế - chính trị nhằm cạnh tranh với nhau.

Điều này không đồng nghĩa rằng đồng USD và đồng NDT sẽ sớm cạnh tranh với nhau như các loại tiền tệ giao dịch hoặc tiền tệ mà quốc gia sử dụng để đầu tư dự trữ quốc tế, nhưng nó thể hiện rõ ràng cán cân quyền lực đang thay đổi. Cụ thể, đồng NDT điện tử có thể “cải thiện việc sử dụng NDT trong giải quyết các vấn đề liên quan tới thương mại song phương của các quốc gia quyết định làm như vậy vì các lý do chính trị” theo nhận định của ông Hung Tran, thành viên cấp cao không thường trú tại Atlantic Institute tại New York.

Ông bổ sung thêm Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đang có các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với khoảng 30 quốc gia trên thế giới. Do đó, các nước như Nga càng có thêm lý do để sử dụng đồng NDT trong giải quyết thương mại song phương với Trung Quốc, thông qua chuyển khoản ngân hàng sử dụng Hệ thống Thanh toán Liên ngân Hàng Trung Quốc.

Khi được chính thức cho ra mắt, đồng e-CNY sẽ “tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều cho các giao dịch đã được phê duyệt”. Tuy nhiên theo ông Tran, yếu tố quyết định cho sự phổ biến toàn cầu của nó sẽ là khi Trung Quốc quyết định tự do hóa hoàn toàn các tài khoản vốn và phát triển hơn nữa thị trường tài chính của mình.

Trong bối cảnh đó, Nga cũng đang đẩy nhanh các nỗ lực phát triển đồng CBDC của riêng mình trước các biện pháp trừng phạt. Theo nhà báo Sam Reynolds, Moscow “đang nỗ lực phát triển một loại tiền số của ngân hàng trung ương nhằm cung cấp cho các ngân hàng nội địa của mình khả năng thanh toán quốc tế” nếu quốc gia này bị loại bỏ khỏi hệ thống tài chính toàn cầu.

Mặt khác, Mỹ lại đang là quốc gia chậm chạp nhất trong việc phát triển đồng CBDC của chính mình. Như Atlantic Council đã nhận xét, sự thiếu vắng các thiết lập các tiêu chuẩn và vai trò dẫn đầu của Mỹ về lâu dài có thể gây ra các hậu quả địa chính trị, đặc biệt là trong trường hợp Trung Quốc có thể duy trì lợi thế đi đầu trong việc phát triển đồng CBDC.

Theo tổ chức này, dù Mỹ có thể giám sát và điều tiết hầu hết các luồng thanh toán kỹ thuật số bằng đồng USD trên khắp thế giới, sự xuất hiện của các hệ thống thanh toán mới hoàn toàn có thể hạn chế các nhà hoạch định chính sách khỏi việc theo dõi dòng chảy tiền xuyên biên giới.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.