Tìm về ngôi nhà đầu tiên đón Bác Hồ về Hà Nội năm 1945

Tìm về ngôi nhà đầu tiên đón Bác Hồ về Hà Nội năm 1945

Di tích Hồ Chí Minh
09:23 - 01/09/2022
Ngôi nhà tại thôn Phú Gia, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm của cụ Nguyễn Thị An năm xưa, nay nằm cạnh đường An Dương Vương, quận Tây Hồ vừa đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia vì nơi đây gắn liền với một cột mốc hoạt động đặc biệt của Bác Hồ năm 1945.

Tròn 77 năm về trước, từ ngày 23 đến 25/8/1945, ngôi nhà này là nơi đầu tiên đón Bác Hồ về ở và làm việc khi từ chiến khu về Hà Nội, để chuẩn bị cho sự kiện lịch sử đọc Bản tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam ngày nay.

Thế hệ những người đã trực tiếp đón và phục vụ Bác Hồ tại ngôi nhà thôn Phú Gia ngày ấy nay đều không còn. Song những kỷ vật, hồi ức về những lần gặp Bác vẫn được thế hệ con cháu của họ ghi chép và lưu giữ. Năm 1996 gia đình cụ Nguyễn Thị An đã hiến tặng ngôi nhà này cho nhà nước để sử dụng làm nhà lưu niệm và di tích lịch sử.

Ngôi nhà hiện nay vẫn giữ được nguyên vẹn như thời điểm Bác Hồ về ở năm 1945.

Tìm về ngôi nhà đầu tiên đón Bác Hồ về Hà Nội năm 1945 ảnh 1 Tìm về ngôi nhà đầu tiên đón Bác Hồ về Hà Nội năm 1945 ảnh 2

Ngôi nhà hiện nay vẫn giữ được nguyên vẹn như thời điểm Bác Hồ về ở năm 1945.

Ngôi nhà này được xây dựng năm 1929 với kiểu thiết kế đặc trưng thời đó. Hiện trạng ngày nay ngôi nhà đã trải qua rất nhiều lần tu sửa do gia đình tự nguyện bỏ kinh phí.

Ngôi nhà này được xây dựng năm 1929 với kiểu thiết kế đặc trưng thời đó. Hiện trạng ngày nay ngôi nhà đã trải qua rất nhiều lần tu sửa do gia đình tự nguyện bỏ kinh phí.

Ngôi nhà có 3 gian chính, trong đó hai gian cạnh bên là phòng trưng bày. Gian nhà bên phải trưng bày một số ảnh của những sự kiện quan trọng và một số vật dụng của Bác.

Ngôi nhà có 3 gian chính, trong đó hai gian cạnh bên là phòng trưng bày. Gian nhà bên phải trưng bày một số ảnh của những sự kiện quan trọng và một số vật dụng của Bác.

Trong số này có chiếc máy chữ Bác Hồ mang từ Chiến khu Việt Bắc về Hà Nội năm 1945 để sử dụng vẫn còn lại đến ngày nay.

Trong số này có chiếc máy chữ Bác Hồ mang từ Chiến khu Việt Bắc về Hà Nội năm 1945 để sử dụng vẫn còn lại đến ngày nay.

Gian cạnh bên trái ngôi nhà trưng bày các bức ảnh về các thế hệ lãnh đạo Việt Nam và những sự kiện lịch sử đất nước.

Gian cạnh bên trái ngôi nhà trưng bày các bức ảnh về các thế hệ lãnh đạo Việt Nam và những sự kiện lịch sử đất nước.

Ở gian giữa ngôi nhà là bàn thờ Bác Hồ, cạnh đó là chiếc sập gỗ là nơi Bác Hồ từng nghỉ ngơi và bộ tràng kỷ, nơi Bác ngồi làm việc với các đồng chí của mình như Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh ngày 25/8/1945, chuẩn bị cho lễ Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945.

Ở gian giữa ngôi nhà là bàn thờ Bác Hồ, cạnh đó là chiếc sập gỗ là nơi Bác Hồ từng nghỉ ngơi và bộ tràng kỷ, nơi Bác ngồi làm việc với các đồng chí của mình như Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh ngày 25/8/1945, chuẩn bị cho lễ Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945.

Chiếc sập gỗ hằn lên những dấu vết của thời gian này từng là nơi Bác Hồ nghỉ ngơi trong những ngày đầu về Hà Nội chuẩn bị cho lễ Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Chiếc sập gỗ hằn lên những dấu vết của thời gian này từng là nơi Bác Hồ nghỉ ngơi trong những ngày đầu về Hà Nội chuẩn bị cho lễ Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Giờ đây, thế hệ những người trực tiếp có mặt đón Bác Hồ năm 1945 như cụ Nguyễn Thị An, ông Công Ngọc Kha (con trai cụ An) đều đã không còn. Hiện ông Công Ngọc Dũng (con trai ông Công Ngọc Kha, cháu nội cụ Nguyễn Thị An) là người đang giữ trọng trách trông nom di tích. Ông Công Ngọc Dũng cho biết: "Gia đình ngày xưa chỉ bảo quản đồ đạc như bình thường, không nghĩ nó lại có giá trị như hiện tại. Gia đình bắt đầu bảo quản đồ đạc từ khi Bác Hồ mất năm 1969. Bố tôi (ông Công Ngọc Dũng) đã kê chiếc sập Bác Hồ cạnh bàn thờ Bác và tôi thừa hưởng niềm tự hào và giữ gìn hiện vật này".

Giờ đây, thế hệ những người trực tiếp có mặt đón Bác Hồ năm 1945 như cụ Nguyễn Thị An, ông Công Ngọc Kha (con trai cụ An) đều đã không còn. Hiện ông Công Ngọc Dũng (con trai ông Công Ngọc Kha, cháu nội cụ Nguyễn Thị An) là người đang giữ trọng trách trông nom di tích. Ông Công Ngọc Dũng cho biết: "Gia đình ngày xưa chỉ bảo quản đồ đạc như bình thường, không nghĩ nó lại có giá trị như hiện tại. Gia đình bắt đầu bảo quản đồ đạc từ khi Bác Hồ mất năm 1969. Bố tôi (ông Công Ngọc Dũng) đã kê chiếc sập Bác Hồ cạnh bàn thờ Bác và tôi thừa hưởng niềm tự hào và giữ gìn hiện vật này".

Gia đình ông Dũng được Bảo tàng Hà Nội giao nhiệm vụ trông non bảo quản tại đây từ năm 1998. Ông kể: "Những dụng cụ Bác Hồ từng dùng ngày xưa như chiếc chậu rửa mặt, gương... mỗi lần có khách tham quan tôi lại bê ra, khi khách về tôi lại bê cất vào trong nhà".

Gia đình ông Dũng được Bảo tàng Hà Nội giao nhiệm vụ trông non bảo quản tại đây từ năm 1998. Ông kể: "Những dụng cụ Bác Hồ từng dùng ngày xưa như chiếc chậu rửa mặt, gương... mỗi lần có khách tham quan tôi lại bê ra, khi khách về tôi lại bê cất vào trong nhà".

Một vật dụng sinh hoạt từ năm 1945 vẫn còn được lưu giữ cẩn thận.
Một vật dụng sinh hoạt từ năm 1945 vẫn còn được lưu giữ cẩn thận.
Với phương châm du khách tới thăm quan là đến với Bác Hồ, đến với cách mạng nên người "hướng dẫn viên" hơn 20 năm kinh nghiệm Công Ngọc Dũng luôn chào đón tất cả du khách. Ông tặng cho mỗi khách tới thăm quan một quyển sổ ghi chép lại tất cả những mốc lịch sử.

Với phương châm du khách tới thăm quan là đến với Bác Hồ, đến với cách mạng nên người "hướng dẫn viên" hơn 20 năm kinh nghiệm Công Ngọc Dũng luôn chào đón tất cả du khách. Ông tặng cho mỗi khách tới thăm quan một quyển sổ ghi chép lại tất cả những mốc lịch sử.

Ngày 23/8/2022, ngôi nhà lịch sử ở quận Tây Hồ, Hà Nội này đã được công nhận Di tích Quốc Gia, trở thành một điểm ghé thăm cho những ai muốn tìm hiểu về Bác Hồ và những ngày tháng lịch sử năm 1945, đánh dấu sự khai sinh ra nước Việt Nam hiện đại.

Ngày 23/8/2022, ngôi nhà lịch sử ở quận Tây Hồ, Hà Nội này đã được công nhận Di tích Quốc Gia, trở thành một điểm ghé thăm cho những ai muốn tìm hiểu về Bác Hồ và những ngày tháng lịch sử năm 1945, đánh dấu sự khai sinh ra nước Việt Nam hiện đại.

Đọc tiếp