Tổng thống Putin: Thảm họa toàn cầu nếu Nga và NATO đụng độ

chiến sự Nga - Ukraine
09:39 - 15/10/2022
Tổng thống Putin một lần nữa cảnh cáo thảm họa toàn cầu sẽ xảy ra nếu NATO đụng độ trực tiếp với quân đội Nga. Ảnh: Kremlin
Tổng thống Putin một lần nữa cảnh cáo thảm họa toàn cầu sẽ xảy ra nếu NATO đụng độ trực tiếp với quân đội Nga. Ảnh: Kremlin
0:00 / 0:00
0:00
Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Trung Á - Nga tại Astana, Kazakhstan, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định thảm họa toàn cầu sẽ xảy ra nếu quân đội NATO đối đầu trực diện với quân đội Nga.

Khi trả lời các câu hỏi bên lề hội nghị ngày 14/10 về viễn cảnh NATO đưa quân vào Ukraine trong trường hợp nước này sắp bại trận, ông Putin cho rằng đây là một nước đi “ngu ngốc” và “nguy hiểm có thế dẫn tới thảm họa toàn cầu”. Thêm vào đó, RT trích dẫn nhà lãnh đạo Nga cho biết: “Tôi hy vọng rằng những người nói về điều này sẽ đủ thông minh để ngăn chặn một việc nguy hiểm như thế này xảy ra”.

Trên thực tế ngay từ khi khởi động chiến dịch quân sự tại Ukraine, Moscow vẫn luôn cảnh báo phương Tây không nên gửi vũ khí cho Kiev do việc này chỉ kéo dài thêm giao tranh và làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO.

Ngoài ra, Tổng thống Putin cũng cho biết khái niệm “thất bại” ở đây phải được hiểu theo những ý nghĩa khác nhau khi đặt trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Cụ thể, ông giải thích với mỗi bên, “thất bại” sẽ được hiểu theo một nghĩa riêng.

Ví dụ như về vấn đề Crimea, một số người có thể coi việc Crimea bỏ phiếu để trở thành một phần của Liên bang Nga năm 2014 là một thất bại với Ukraine. Mặt khác, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nhiều lần nói rằng khối quân sự do Mỹ đứng đầu “không phải là một bên trong cuộc xung đột” ở Ukraine. Tuy nhiên, ông Stoltenberg cũng từng thừa nhận rằng một "chiến thắng" của Nga sẽ được coi là "thất bại" đối với toàn bộ liên minh phương Tây.

Do đó, phương Tây đã viện trợ hàng chục tỷ USD tài chính và quân sự cho UKraine từ khi cuộc xung đột bắt đầu hồi tháng 2 đầu năm với mục đích cũng để “đánh bại” quân đội Nga. Tuy nhiên, giao tranh cho tới hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.

Trong bối cảnh đó, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky tiếp tục đưa ra các yêu cầu IMF và Ngân hàng Thế giới hàng chục tỷ USD, đồng thời xin phương Tây tăng cường cung cấp thêm vũ khí phòng không để tiếp tục chiến đấu chống lại Nga.

Yêu cầu này từ Ukraine được đưa ra sau khi Nga từ ngày 10/10 bắt đầu không kích hàng loạt cơ sở thiết yếu tại Ukraine và đặc biệt là thủ đô Kiev, như một động thái đáp trả hành động mà Điện Kremlin gọi là khủng bố bằng bom xe trên cầu Crimea.

Theo hãng tin Reuters, thủ đô Kiev hôm 13/10 tiếp tục bị không kích bằng các máy bay không người lái cảm tử, dẫn tới nhiều cơ sở hạ tầng thiết yếu hư hại nghiêm trọng. Đây cũng là lần tấn công dữ dội nhất vào thủ đô Kiev sau nhiều tháng yên lặng của quân đội Nga.

Trong các vụ không kích tại thủ đô Kiev vừa qua, một tên lửa đã đánh trúng trụ sở của Cơ quan An ninh Quốc gia Ukraine (SBU), gần tòa nhà Văn phòng Tổng thống. Bên cạnh đó, một tòa nhà nơi đặt trụ sở Lãnh sự quán Đức ở Kiev cũng đã bị trúng tên lửa.

Tuy nhiên tới 14/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết quân đội nước này sẽ không tổ chức thêm một đợt không kích lớn nào nhằm vào Kiev nữa. Nguyên nhân được ông đưa ra là do phần lớn các mục tiêu của Bộ Quốc phòng Nga đã thành công.

Đọc tiếp

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Ông Trump thoát nguy cơ bị tịch thu tài sản

Ngày 25/3, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt được một chiến thắng trong việc tạm dừng phán quyết gian lận dân sự trị giá 454 triệu USD, từ đó tránh được việc bị chính quyền bang New York thực hiện các bước để tịch thu tài sản.