TP.HCM: Tín dụng 5 tháng đầu năm tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ

TÀI CHÍNH Việt nAM
15:02 - 01/06/2022
0:00 / 0:00
0:00
Với mức tín dụng tăng khoảng 3,074 triệu tỷ đồng, TP HCM đã có mức tăng trưởng cao hơn hẳn con số 4,76% cùng kỳ năm 2021 và cao hơn nhiều so với cả giai đoạn trước khi có dịch Covid-19.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho biết, trong 5 tháng đầu năm, tín dụng trên địa bàn thành phố này ước đạt trên 3,07 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 8,4% so với cuối năm 2021 và gần gấp đôi cùng kỳ với là 4,76%. Mức tăng trưởng này tương đối cao khi tính đến ngày 27/5, tín dụng cả nước tăng 7,75% so với cuối năm 2021 do Ngân hàng Nhà nước công bố.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, ông Nguyễn Đức Lệnh cho biết, đây là mức tăng trưởng tín dụng cao nhất trên địa bàn trong những năm qua. Kết quả tăng trưởng này được gắn liền với 3 yếu tố thúc đẩy chính. Trước hết là kinh tế đất nước nói chung và kinh tế thành phố nói riêng đã có sự phục hồi nhanh sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Trong đó, các ngành, các lĩnh vực là động lực tăng trưởng kinh tế bao gồm: xuất khẩu, chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp chế tạo; du lịch dịch vụ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá và phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trên địa bàn trong 5 tháng đầu năm.

Ngoài ra, hiệu quả từ các chính sách tiền tệ nhất là các chính sách tín dụng theo cơ chế Thông tư 01, Thông tư 03 và Thông tư 14 của Ngân hàng Nhà nước về cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ; miễn giảm lãi suất và cho vay mới với lãi suất thấp đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã trên địa bàn đã phát huy tác dụng và mang lại hiệu quả trực tiếp cho khách hàng, doanh nghiệp. Điều này đã giúp doanh nghiệp không chỉ vượt qua khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 mà còn phục hồi và tăng trưởng.

Đây là kết quả được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao, nhờ việc giảm bớt áp lực trả nợ vay; giảm chi phí vay vốn cho doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tiếp cận chính sách này đã trở lại hoạt động và tăng trưởng nhanh sau dịch bệnh.

Bên cạnh đó, sự phục hồi và tăng trưởng nhanh của doanh nghiệp tại một số nhóm ngành, lĩnh vực không chỉ tạo dòng tiền, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn mà còn giúp duy trì và phục hồi cũng như nâng cao hiệu quả dòng vốn tín dụng.

Để tín dụng tiếp tục phát huy hiệu quả, thực hiện tốt giải pháp hỗ trợ và phục hồi tăng trưởng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cũng lưu ý các tổ chức tín dụng trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số giải pháp như tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả; kiểm soát tốt nợ xấu và tiếp tục tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hỗ trợ và phục hồi tăng trưởng kinh tế, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn, dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện tốt cơ chế chính sách về tiền tệ tín dụng và lãi suất.

Đặc biệt, cần khẩn trương triển khai thực hiện hỗ trợ 2% lãi suất từ nguồn ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh thuộc các nhóm ngành bị ảnh hưởng bởi đại dịch theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 03/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước; đảm bảo phát huy hiệu quả gói tín dụng hỗ trợ này, đồng thời mở rộng và tăng trưởng tín dụng bền vững.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.