TPS: Tín dụng toàn ngành sẽ tăng 15% so với dự đoán của NHNN

TÀI CHÍNH Việt nAM
13:53 - 13/07/2022
0:00 / 0:00
0:00
Chứng khoán TPS ước tính trong năm 2022, tín dụng toàn ngành ngân hàng sẽ tăng cao là 15% (so với mục tiêu chung của NHNN là 14%) trong điều kiện nhu cầu cao hồi phục sau đại dịch và thực hiện chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế xã hội.

Tại báo cáo chiến lược vĩ mô nửa cuối năm 2022 của CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS), các chuyên gia cho rằng, tăng trưởng tín dụng cao nhờ phục hồi kinh tế sau đại dịch và gói hỗ trợ lãi suất.

Tính đến ngày 30/6, Ngân hàng Nhà nước cho biết tín dụng toàn nền kinh tế tăng trưởng ở mức 9,35%, ở mức 11,4 triệu tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu tín dụng tập trung ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực được ưu tiên.

Chuyên gia TPS nhận định mức tăng trưởng tín dụng cao ở hầu hết các ngành nghề và lĩnh vực. Những mảng khó khăn ghi nhận sau Covid-19 như nhà hàng, khách sạn ghi nhận tăng trưởng 8%, giao thông vận tải dịch vụ tăng 8,25%, công nghệ phụ trợ tăng lên 7,6%.... Những chính sách hỗ trợ như cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn, giảm phí, giữ nguyên nhóm nợ (Thông Tư 14/NHNN) đã góp phần hỗ trợ trong quá trình phục hồi.

Bên cạnh đó, nhóm phân tích cho rằng trong những tháng đầu năm phía NHNN có động thái kiểm soát quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, NHNN cũng chỉ đạo hướng tín dụng tập trung vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát tín dụng vào những lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán…

Trong khi, cuối tháng 5, Chính phủ đã ban hành nghị quyết 31 năm 2022 về gói hỗ trợ lãi suất 2% với quy mô 40.000 tỷ đồng, tương đương 19% dư nợ cho vay năm 2021 (khoảng 2 triệu tỷ đồng).

TPS ước tính năm 2022, tín dụng toàn ngành sẽ tăng cao là 15% (so với mục tiêu chung của NHNN là 14%) trong điều kiện nhu cầu cao hồi phục sau đại dịch và thực hiện chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế xã hội.

Nhóm phân tích của công ty chứng khoán nhận định tín dụng tăng cao ở cả các ngân hàng thương mại quốc doanh và tư nhân. Những ngân hàng có tăng trưởng tín dụng cao trong quý I cho cả nhóm ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước như Vietcombank quý I đạt 7%, trong khi cả năm 2021 tăng trưởng 15,1%, VietinBank là 4,6% trong khi năm 2021 là 11,2%. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng quý I nhóm tư nhân như VPBank tăng 8,6% trong khi năm 2021 là 18,7%, MB tăng 14,7% trong khi năm 2021 là 24,5%, ACB là 5% trong khi năm trước là 16,2%, TPBank là 11%, MSB là 9,2%.

Theo thông tin của các ngân hàng, TPS cho biết mức tăng trưởng tín dụng cao đầu năm đã gần chạm room tín dụng cấp phép, các ngân hàng sẽ kỳ vọng xem xét nới room tín dụng vào đầu quý III nhằm tạo điều kiện mở rộng cho vay và hỗ trợ khách hàng. Những ngân hàng tham gia vào cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém như MB và Vietcombank sẽ có cơ hội tăng trưởng cao.

Ngoài ra, nhóm phân tích cho rằng tỷ trọng cho vay bán lẻ tiếp tục gia tăng trong cơ cấu tín dụng khi các ngân hàng định hướng tập trung gia tăng thị phần bán lẻ nhằm đa dạng rủi ro và gia tăng khả năng sinh lời. Một số ngân hàng có tỷ lệ cho vay khách hàng cá nhân liên tục tăng như MB, TPBank và VIB.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Giá vàng miếng đang niêm yết tại mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn tròn trơn vẫn giữ ở mức cao gần 77 triệu đồng/lượng.
Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Giá vàng miếng SJC giảm nhanh hàng triệu đồng xuống dưới mốc 84 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn hôm nay cũng quay đầu xuống dưới 77 triệu đồng/lượng.
Ảnh: Thảo Ngân - Mekong ASEAN

Vàng SJC, vàng nhẫn cao chót vót

Sáng 9/4, giá vàng tiếp tục tăng phi mã. Hiện các doanh nghiệp đang niêm yết vàng SJC ở mốc 82,42 triệu đồng/lượng, trong khi đó, vàng nhẫn cũng neo tại đỉnh lịch sử trên 75 triệu đồng/lượng.