Truyền thông Mỹ: Có khả năng tai nạn máy bay Trung Quốc 'là do cố tình'

Hàng KHông TRUNG QUỐC
11:14 - 18/05/2022
Nhân viên tìm kiếm cứu hộ tại điểm gây tai nạn. Ảnh: AP
Nhân viên tìm kiếm cứu hộ tại điểm gây tai nạn. Ảnh: AP
0:00 / 0:00
0:00
Theo Wall Street Journal ABC News đưa tin từ những nguồn tin riêng về đánh giá sơ bộ của các quan chức Mỹ liên quan đến nguyên nhân vụ tai nạn của chiếc Boeing 737-800 tại Trung Quốc, chiếc máy bay này "có khả năng đã bị cố tình đâm xuống đất".

Những dữ liệu hiện tại thu được cho thấy chiếc Boeing 737-800 của hãng hàng không China Eastern Airline đang bay ở độ cao hơn 8.000m hôm 21/3 thì bất ngờ hạ độ cao đột ngột và lao thẳng đứng xuống một sườn đồi tại Quảng Tây, Trung Quốc. Vụ tai nạn thảm khốc này đã khiến toàn bộ hành khách cùng phi hành đoàn thiệt mạng.

Dù quá trình tìm kiếm gặp phải nhiều khó khăn do địa hình trắc trở và thời tiết mưa lớn gây nguy hiểm, đội cứu hộ cuối cùng cũng đã tìm thấy đầy đủ 2 chiếc hộp đen và đưa đi phân tích. Trước đó, Trung Quốc vốn là một nước duy trì thành tích bay an toàn và vụ tai nạn nghiêm trọng cuối cùng xảy ra cách đây đã hàng chục năm.

Theo các nguồn tin của hãng ABC News, cánh của máy bay không hoạt động và thiết bị hạ cánh không được hạ xuống. Do đó, những người này tin rằng việc hạ xuống gần theo phương thẳng đứng của máy bay sẽ cần đến một tác động lực có chủ đích.

Còn theo nguồn tin của Wall Street Journal, phân tích thông tin trích xuất từ máy ghi dữ liệu chuyến bay cho thấy ai đó trong buồng lái đã đưa ra lệnh và máy bay chỉ đơn giản là làm theo những gì được yêu cầu. Nguồn tin này cũng củng cố ý kiến của mình bằng việc đưa ra luận điểm rằng các nhà chức trách Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc điều tra hiện cũng không thể xác định bất kỳ trục trặc nào về mặt cơ khí hay lỗi điều khiển máy bay.

Thêm vào đó, dòng máy bay phản lực này của Boeing vốn là một trong những dòng có thành tích an toàn tốt nhất. Các nguồn tin của truyền thông Mỹ cũng đồng thời cho biết các thông tin thu thập được từ cuộc điều tra đã khiến giới chức Mỹ có liên quan hướng sự chú ý tới một phi công.

Các nhà điều tra đã xem xét cuộc sống cá nhân và lý lịch của một phi công trên chuyến bay và tin rằng người này có thể đang gặp một số khó khăn trong cuộc sống ngay trước khi máy bay rơi. Ngoài ra, các nguồn tin của Mỹ cũng không loại trừ khả năng có ai đó trên chuyến bay đột nhập vào buồng lái và cố tình gây ra vụ tai nạn.

Tuy nhiên, hiện kết quả cuối cùng của cuộc điều tra chính thức vẫn chưa được công bố. Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) phụ trách cuộc điều tra vụ tai nạn tháng trước cho hay theo báo cáo từ Boeing, các nhà điều tra không tìm thấy bằng chứng gì về "bất kỳ điều gì bất thường", khi các nhân viên đều đáp ứng yêu cầu an toàn trước khi cất cánh, máy bay không chở hàng nguy hiểm, không gặp thời tiết xấu đột ngột.

Ủy ban An toàn Giao thông Vận tải Quốc gia Mỹ và nhà sản xuất máy bay Boeing hiện cũng đều từ chối bình luận về cuộc điều tra cũng như thông tin do truyền thông Mỹ đưa ra. Trong khi đó, theo thông lệ, cuộc điều tra hoàn chỉnh một vụ tai nạn máy bay có thể mất nhiều năm mới hoàn tất.

Nhân viên cứu hộ nghỉ tay tại hiện trường vụ máy bay đâm xuống đất ở Quảng Tây, Trung Quốc. Ảnh: AP

Nhân viên cứu hộ nghỉ tay tại hiện trường vụ máy bay đâm xuống đất ở Quảng Tây, Trung Quốc. Ảnh: AP

Khi được Wall Street Journal liên hệ, China Eastern Airline cho biết hãng bay này không có bằng chứng cụ thể nào có thể đưa ra về vụ tai nạn. Hãng cũng lặp lại tuyên bố của quan chức cấp cao Trung Quốc từ tháng 3 rằng sức khỏe, điều kiện gia đình và tình hình tài chính của các phi công đều tốt. Theo đại diện hãng hàng không này, bất kỳ suy đoán không chính thức nào cũng có thể cản trở cuộc điều tra vụ và ảnh hưởng đến tiến độ thực sự của ngành vận tải hàng không toàn cầu.

Ngoài ra, China Eastern Airlines cũng tuyên bố mình không chịu trách nhiệm cho việc điều tra vụ tai nạn. Do đó, tất cả các thông tin chính thức là tới từ phía các nhà chức trách, trong đó có bản tóm tắt của chính phủ Trung Quốc và báo cáo sơ bộ được công bố ngày 20/4 vừa qua. Khi được hỏi về khả năng buồng lái bị đột nhập, China Eastern Airlines nhận định việc này không hợp lý. Nguyên nhân là do không có mã khẩn cấp nào được gửi từ máy bay trước khi máy bay gặp nạn theo thông tin từ trong một cuộc họp báo ngày 25/3.

Mặt khác, Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC), cơ quan quản lý an toàn hàng không của nước này, đã không trả lời các yêu cầu bình luận qua fax và không nhận cuộc gọi từ Wall Street Journal. Cơ quan này cũng chưa đưa ra bất cứ phát ngôn nào về nguyên nhân vụ tại nạn mà chỉ cho biết vào tháng trước rằng quá trình điều tra vẫn đang diễn ra.

Báo cáo điều tra sơ bộ về vụ tai nạn đã được CAAC hoàn thành theo hiệp ước hàng không quốc tế. Cơ quan này không công bố tài liệu, nhưng bản tóm tắt cho biết liên lạc giữa phi hành đoàn và kiểm soát viên không cho thấy bất kỳ điều gì bất thường trước khi máy bay hạ cánh. Việc điều tra có thể tốn tới 1 năm tới 2 năm hoặc hơn thế nữa trước khi kết luận cuối cùng về nguyên nhân được rút ra.

Hiện trường vụ tai nạn máy bay của Germanwings năm 2015. Ảnh: AFP

Hiện trường vụ tai nạn máy bay của Germanwings năm 2015. Ảnh: AFP

Trên thế giới, vụ tai nạn xảy ra gần đây nhất do lỗi cố tình từ phi công xảy ra vào sáng ngày 24/3/2015 trên chuyến bay 9525 của hãng hàng không Germanwings (Đức). Điều tra kết luận phi công Andreas Lubitz – cơ phó trên chuyến bay đã cố tình điều khiển máy bay lao vào núi, khiến hơn 150 người thiệt mạng, đánh dấu một trong những vụ tai nạn nghiêm trọng nhất tại châu Âu.

Trong 30 phút đầu của hành trình từ Sân bay Barcelona của Tây Ban Nha đến Dusseldorf, Đức, tất cả mọi thứ đều diễn ra bình thường. Tuy nhiên sau đó, cơ trưởng rời buồng lái và giao cho cơ phó Lubitz điều khiển. Âm thanh đóng mở cửa buồng lái có thể nghe thấy rõ trên hộp đen máy bay khi cơ trưởng đi ra.

Gần như sau đó, cơ phó Lubitz đã tự nhốt mình trong buồng lái và thiết lập chế độ lái tự động. Trong khoảng thời gian 10 phút, máy bay sẽ lao thẳng vào dãy núi Alps của Pháp, bất chấp các nỗ lực của mọi người nhằm cố gắng đập cửa đi vào buồng lái để can thiệp.

Khoảng 1 phút trước khi va chạm, cảnh báo liên tục vang lên và tiếng la hét của hành khách có thể được nghe thấy rõ ngay trước đoạn ghi âm hết và máy bay lao xuống núi với vận tốc 700km/h.

Đọc tiếp

Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.