Ukraine cưỡng chế thu hồi tài sản các ngân hàng Nga

Căng thẳng Nga - Ukraine
14:27 - 13/05/2022
Ngân hàng Sberbank của Nga.
Ngân hàng Sberbank của Nga.
0:00 / 0:00
0:00
Theo tuyên bố trên trang web chính thức của Hội đồng Tối cao Ukraine hôm 12/5, các nhà chức trách Kiev sẽ cưỡng chế thu giữ tài sản hai ngân hàng lớn của Nga tại nước này là Sberbank và VEB.RF.

Theo RT, quyết định này của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine được đề xuất ngày 11/5 và được thông qua sau đó theo sắc lệnh của Tổng thống Ukraine. Cụ thể, Kiev tuyên bố sẽ thoái 99,8% cổ phần của Prominvestbank (PIB) thuộc sở hữu của tập đoàn nhà nước Nga VEB.RF, cùng 100% cổ phần của Ngân hàng Dự trữ Quốc tế (MR Bank) thuộc sở hữu của Sberbank.

Trước đó ngày 25/2 – chỉ 1 ngày sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine - Ngân hàng Quốc gia nước này đã thu hồi giấy phép hoạt động của 2 chi nhánh ngân hàng Nga dưới sự kiểm soát của nhà nước. Tới 8/4, cơ quan quản lý của Ukraine đưa ra đề xuất quốc hữu hóa tài sản của các ngân hàng Nga.

Phản ứng lại các động thái này từ phía Ukraine, VEB.RF cho biết sẽ yêu cầu bồi thường thiệt hại từ việc Ukraine tịch thu tài sản ra các tòa án quốc tế.

Ở một diễn biến khác, số liệu chính thức từ chính phủ Thụy Sĩ hôm 12/5 cho thấy, số tài sản của người Nga trị giá hơn 7 tỷ USD mà nước này thu giữ từ 7/4 đã sụt giảm xuống còn 6,33 tỷ USD.

Các chuyên gia ước tính rằng các ngân hàng Thụy Sĩ đang nắm giữ khối tài sản trị giá khoảng 213 tỷ USD của các khách hàng Nga. Riêng hai ngân hàng lớn nhất của nước này là UBS và Credit Suisse đều nằm giữ hàng chục tỷ USD tài sản của các khách hàng Nga giàu có.

Như một phần của các lệnh cấm vận lên Nga, các ngân hàng Thụy Sĩ đã đóng băng tài sản của nhiều khách hàng xứ bạch dương. Theo dữ liệu chính thức, Credit Suisse đã đóng băng khoảng 10 tỷ USD tiền của khách hàng Nga tính đến tháng 3.

Tuy nhiên, Thụy Sĩ có vẻ như đang dần dần thả các tài sản của khách hàng Nga. Theo ông Erwin Bollinger, một quan chức cấp cao tại Ban Thư ký Nhà nước về các vấn đề kinh tế (SECO) chuyên giám sát các lệnh trừng phạt, những khoản tiền đã được giải phóng đang chiếm giá trị cao hơn số quỹ mới bị đóng băng. Nguyên nhân là do Thụy Sĩ không thể đóng băng quỹ nếu không có đủ cơ sở để ủng hộ cho quyết định này.

Hôm 12/5, các quan chức SECO cũng khẳng định rằng các ngân hàng và nhà quản lý tài sản tại Thụy Sĩ có thể tạm thời đóng băng tiền. Nhưng sau đó, số tiền bị đóng băng sẽ được giải phóng nếu các tổ chức và cơ quan này không thể xác định số tài sản bị thu giữ thuộc sở hữu trực tiếp hoặc chịu sự kiểm soát của một cá nhân nằm trong diện trừng phạt.

Ông Bollinger ngoài ra cũng khẳng định số lượng tài sản bị phong tỏa không phải là thước đo để đánh giá mức độ hiệu quả của các biện pháp trừng phạt. Ngoài ra, việc phong tỏa tài sản cũng không phải là biện pháp quan trọng nhất “cho đến nay” trong gói trừng phạt trên phạm vi rộng lên Nga.

Đọc tiếp

Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.