UNDP hỗ trợ Tây Nguyên và Nam Trung Bộ đảm bảo an ninh nguồn nước

Tây Nguyên Thủy lợi
10:47 - 22/07/2022
Công trình thủy lợi ở Tây Nguyên
Công trình thủy lợi ở Tây Nguyên
0:00 / 0:00
0:00
Một loạt các hội thảo tham vấn cộng đồng về chính sách an toàn môi trường, xã hội trước khi triển khai các dự án thủy lợi đã được UNDP thảo luận với các hộ nông dân tại 5 tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Ban Quản lý Trung ương các dự án thủy lợi (CPO) và Ban Quản lý dự án GCF2-SACCR 5 tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ tổ chức hội thảo “Hoàn thiện kế hoạch quản lý môi trường – xã hội (ESMP)” và tập huấn các nội dung khung chính sách an toàn, trước khi triển khai các hoạt động công trình, trong hai ngày 21-22/7.

Đây là hoạt động tiếp nối chuỗi Tham vấn cộng đồng nhằm xây dựng kế hoạch quản lý môi trường – xã hội nhằm hoàn thiện danh mục rủi ro môi trường – xã hội, đề xuất các biện pháp phòng tránh - giảm thiểu và trách nhiệm thực hiện.

Các đại biểu, đặc biệt là các nữ nông dân và người nông dân thuộc nhóm dân tộc thiểu số đã cùng thảo luận để lường trước tất cả các tác động tiềm ẩn về mặt môi trường và xã hội có thể diễn ra trong chu kỳ dự án.

Ảnh tác giả

“Ao quan trọng với bà con làm nông. Đúng là phải rất để ý đến các vấn đề mà việc đào ao có thể gây ra về môi trường và an toàn. Dù rủi ro thấp, chúng tôi thấy thảo luận với nhau hiểu được nhiều vấn đề mà mình ít để ý trước đó”.

Chị Chamalea Thị Phiếm, người Raglai, tỉnh Ninh Thuận.

Hội thảo cũng thảo luận nội dung về giới và người dân tộc thiểu số, và nhận được nhiều ý kiến từ đại biểu Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk và Đắk Nông.

Khung chính sách an toàn bao gồm các kế hoạch quản lý môi trường – xã hội, kế hoạch người dân tộc thiểu số, kế hoạch hành động giới, kế hoạch huy động sự tham gia của các bên nhằm đảm bảo phòng tránh các tác động không mong muốn trong việc triển khai dự án và thậm chí tạo ra các tác động tích cực hơn nữa về mặt xã hội và môi trường.

Trong 5 năm, dự án sẽ tập trung hỗ trợ những nông dân quy mô nhỏ dễ bị ảnh hưởng nhất – người nghèo và cận nghèo, dân tộc thiểu số và phụ nữ - nhằm tăng cường khả năng chống chịu khí hậu cho các tài nguyên nông nghiệp chính gồm nước, đất và cây trồng. Dự án hướng đến 22.200 hộ hưởng lợi trực tiếp và hơn 200.000 hộ gián tiếp.

Hoạt động thuộc Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ đối với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu vực Tây nguyên và Nam Trung bộ của Việt Nam” (GCF2-SACCR) do Quỹ Khí hậu Xanh tài trợ thông qua UNDP, triển khai tại 5 tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk và Đắk Nông trong thời gian 5 năm từ 2021 đến 2026.

Dự án nhằm đưa ra các cách nâng cao năng lực chống chịu hạn hán của nông nghiệp và mất an ninh nguồn nước thông qua phân tích, học hỏi và áp dụng các kinh nghiệm và sáng kiến của cộng đồng và các chương trình nông nghiệp đã triển khai.

Qua dự án, các tỉnh có thể thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nước tối thiểu vào các thời kỳ nhạy cảm về nước của cây trồng, đặc biệt với cây ăn quả, cây trồng có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, đưa ra sáng kiến cộng đồng đồng về sinh kế nông nghiệp thích ứng với hạn hán.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: Thảo Ngân

Nhà trong ngõ tại Hà Nội tăng giá

Trong bản tin thị trường bất động sản nửa đầu tháng 4 do Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) vừa công bố, bất động sản nhà riêng trong ngõ tại trung tâm Thủ đô liên tục ghi nhận mức giá tăng.