Ứng dụng hợp đồng điện tử làm đòn bẩy phát triển kinh tế

KInh tế số Việt nAM
15:43 - 16/06/2022
Lễ ký kết của 6 đơn vị CeCA tương lai về triển khai tích hợp với Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam. Ảnh: Bộ Công Thương
Lễ ký kết của 6 đơn vị CeCA tương lai về triển khai tích hợp với Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam. Ảnh: Bộ Công Thương
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 16/6, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị “Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam - Triển khai Nghị định 85/2021/NĐ-CP” nhằm công bố hành lang pháp lý hoàn thiện và hướng dẫn cho các doanh nghiệp về ứng dụng hợp đồng điện tử.

Hiện nay, chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu và là kết quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Đặc biệt, với sự phát triển của thương mại điện tử và sự tác động của đại dịch Covid-19 trong hai năm vừa qua, nhu cầu ứng dụng hợp đồng điện tử đang ngày càng cấp thiết, tuy nhiên hiện vẫn còn một số tồn tại về mặt pháp lý cho những hợp đồng này.

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hợp đồng điện tử

Hội thảo "Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam" ngày 16/6 thông báo về vấn đề hoàn thiện hành lang pháp lý về các điều kiện, nghĩa vụ và quy trình đăng ký hoạt động đối với các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA Certified eContract Authority) tới rộng rãi các doanh nghiệp, để doanh nghiệp có lòng tin vào CeCA và bước đầu ứng dụng hợp đồng điện tử.

Đồng thời hội thảo lần này cũng hướng dẫn cho các doanh nghiệp về quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử; hình thức công bố danh sách các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam.

Theo đó, ngay trong năm 2022, người dân, doanh nghiệp sẽ có thể sử dụng hợp đồng điện tử thay thế hoàn toàn cho hợp đồng truyền thống, với giải pháp chứng thực của các Tổ chức cung cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử được cấp đăng ký bởi Bộ Công Thương.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Bộ Công Thương

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu khai mạc hội nghị.

Ảnh: Bộ Công Thương

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, với việc hoàn thiện hệ thống pháp lý cho Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, Bộ Công Thương sẽ cùng các cơ quan, bộ ngành có liên quan, các doanh nghiệp và các cơ quan báo chí cùng thúc đẩy, phát triển ứng dụng hợp đồng điện tử tại Việt Nam nói riêng và đưa hợp đồng điện tử trở thành một đòn bẩy quan trọng để phát triển nền kinh tế nói chung.

Theo đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu việc phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam cần phải đáp ứng đủ các tiêu chí đóng vai trò xây dựng và phát triển thị trường ứng dụng thực tế. Từ đó có thể đáp ứng nhu cầu thiết yếu để hoàn tất quy trình ứng dụng thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả, giảm thiểu được việc lãng phí giấy tờ, tiết kiệm thời gian và tạo môi trường điều hành chuyên nghiệp.

Các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA) sau khi được cấp đăng ký, có thể cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử với quy trình đảm bảo tính bảo mật, chống chối bỏ, toàn vẹn dữ liệu và sẵn sàng khả năng kiểm tra, xác thực giá trị như bản gốc của hợp đồng điện tử.

Tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho hợp đồng điện tử

Song song với việc hoàn thiện hành lang pháp lý để cấp đăng ký cho các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng đã giao Trung tâm Tin học và Công nghệ số nghiên cứu, phối hợp cùng các doanh nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông, hạ tầng số, để xây dựng các giải pháp hỗ trợ bên thứ 3 như ngân hàng, kiểm toán, cơ quan giải quyết tranh chấp, cơ quan thuế, các đơn vị liên quan khác; có thể kiểm tra, xác thực được giá trị như bản gốc của hợp đồng điện tử.

Bên cạnh đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Vụ Pháp chế và các đơn vị khác liên quan của Bộ Công Thương, sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông, góp ý, xây dựng dự thảo Luật Giao dịch điện tử, đảm bảo sự phát triển của hoạt động ứng dụng hợp đồng điện tử thuận lợi, nhanh chóng, đúng quy định.

Lễ ra mắt Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam. Ảnh: Bộ Công Thương

Lễ ra mắt Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam. Ảnh: Bộ Công Thương

Ra mắt Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo đã diễn ra Lễ công bố Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam, do Trung tâm Tin học và Công nghệ số phối hợp cùng các đối tác công nghệ để phát triển. Hệ thống Trục sẽ đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ các Tổ chức Chứng thực hợp đồng điện tử trong hoạt động cung cấp dịch vụ, đồng thời cung cấp Cổng tra cứu, xác thực hợp đồng điện tử cho bên thứ 3.

6 đơn vị CeCA tương lai các doanh nghiệp công nghệ đã ký kết triển khai tích hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số về hệ thống Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam, với mục tiêu thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số tại Việt Nam, xây dựng hạ tầng thúc đẩy thương mại điện tử an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, bảo mật.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.