Ứng dụng hợp đồng điện tử trong thương mại: Nhanh chóng nhưng vẫn bảo mật

CHUYỂN ĐỔI SỐ Việt nAM
06:42 - 17/06/2022
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Bộ Công Thương
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Bộ Công Thương
0:00 / 0:00
0:00
Theo khảo sát của Bộ Công Thương trong sách trắng Thương mại điện tử 2021, 33% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã sử dụng hợp đồng điện tử trong hoạt động thương mại và 63% doanh nghiệp đã sử dụng chữ ký điện tử.

Tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp

Theo đó, Bộ Công Thương đánh giá vai trò của chuyển đổi số rất quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế đất nước. Đại dịch Covid-19 cùng các biện pháp giãn cách xã hội đã tạo điều kiện cho chuyển đổi số phát triển rất nhanh tại Việt Nam. Đây được đánh giá là cơ hội cho Việt Nam, đặc biệt là cho thương mại nhằm phát triển và tận dụng cơ hội giao thương với các nước trên thế giới.

Về vấn đề này, Bộ Công Thương nhận định, với việc hành lang pháp lý cho hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam đã được hoàn thiện, sẽ đóng vai trò là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển, ứng dụng hợp đồng điện tử tại Việt Nam, đặc biệt đối với hoạt động giao kết, ký kết hợp đồng điện tử trong nước, sau đó là với nước ngoài, xuyên biên giới.

Còn tại Hội nghị “Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam – Triển khai Nghị định 85/2021/NĐ-CP” ngày 16/6, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cũng cho biết, trên thực tế việc ký kết bằng hợp đồng điện tử đã được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ứng dụng từ lâu với các đối tác tại các nước phát triển trong hoạt động giao dịch xuyên biên giới, xuất nhập khẩu.

Đại diện Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT và CTCP Hệ thống Thông tin FPT - FIS trình diễn Ký hợp đồng điện tử. Ảnh: Bộ Công Thương

Đại diện Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT và CTCP Hệ thống Thông tin FPT - FIS trình diễn Ký hợp đồng điện tử. Ảnh: Bộ Công Thương

Vì vậy, đến nay, khi kết quả của công cuộc chuyển đổi số đã đi vào đời sống người dân và Việt Nam đã sẵn sàng đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động sản xuất, thương mại nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Việc ra đời Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam và ứng dụng hợp đồng điện tử thông qua các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA – Certified eContract Authority) là kết quả tất yếu, hứa hẹn sẽ giúp cải thiện môi trường kinh doanh, đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp như tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu suất làm việc.

Chia sẻ về những lợi ích của hợp đồng điện tử, ông Nguyễn Khơ Din - Tổng Giám đốc Công ty Nền tảng Chuyển đổi số Bkav SME, thành viên Tập đoàn Công nghệ Bkav cho biết hơn 3 năm qua, công ty này đã triển khai hợp đồng điện tử và đã nhận được những hiệu quả rõ rệt cho cả công ty và khách hàng của mình. Cụ thể, việc áp dụng hợp đồng điện tử đã giúp Bkav mỗi năm tiết kiệm 70% chi phí về in ấn, chuyển phát, quy trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng được rút ngắn 50% thời gian so với trước đây, khi chưa áp dụng hợp đồng điện tử.

Đảm bảo tính ứng dụng nhưng vẫn giữ được bảo mật

Bên cạnh việc xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ, Bộ Công Thương cũng sẽ thúc đẩy, phát triển ứng dụng hợp đồng điện tử tại Việt Nam nói riêng và đưa hợp đồng điện tử trở thành một “đòn bẩy” quan trọng để phát triển nền kinh tế nói chung. Hỗ trợ bên thứ 3 tra cứu, xác thực hợp đồng điện tử đã được chứng thực.

Cụ thể, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã giao Trung tâm Tin học và Công nghệ số nghiên cứu, phối hợp cùng các doanh nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông, hạ tầng số, để xây dựng các giải pháp hỗ trợ bên thứ 3 như ngân hàng, kiểm toán, cơ quan giải quyết tranh chấp, cơ quan thuế, các đơn vị liên quan khác... có thể kiểm tra, xác thực được giá trị như bản gốc của hợp đồng điện tử.

Sau khi ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin, bên thứ 3 sẽ không chủ động biết được nội dung hợp đồng điện tử đã ký, nhưng khi bên thứ 3 được cung cấp tài liệu hợp đồng điện tử đã được ký và chứng thực, thì việc tra cứu, xác minh giá trị như bản gốc của hợp đồng điện tử sẽ được thực hiện dễ dàng.

Để thực hiện việc chứng thực hợp đồng điện tử, ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chia sẻ, vừa qua Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã hỗ trợ các doanh nghiệp tích hợp kỹ thuật Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam.

Theo đó, đã có 17 đơn vị gửi công văn, hồ sơ đề nghị cấp đăng ký, trong đó, 6 đơn vị đã tiến hành khảo sát và tích hợp với Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam để đảm bảo đáp ứng các tiêu chí nghiệp vụ, tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống khi kết nối, tích hợp.

Ảnh tác giả

Mỗi giao dịch hợp đồng điện tử sẽ có gắn kèm với các quy chế về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, xử lý các yếu tố phát sinh trong quá trình giao kết và thực thi hợp đồng. Điều này giúp cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các bên thứ 3 có một cơ quan trung gian đủ tin cậy để giải quyết các vấn đề phát sinh khi thực hiện giao kết, hợp đồng dưới dạng điện tử.

Ông Lê Đức Anh Giám đốc Trung tâm tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương)

Ông Lê Đức Anh cũng cho biết, hiện Cục đang triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình cấp đăng ký theo quy định. Dự kiến trong tháng 6, đầu tháng 7, các đơn vị đầu tiên đảm bảo đủ các yếu tố vận hành dịch vụ sẽ được cấp đăng ký.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Những "ngân hàng không ngủ"

Những "ngân hàng không ngủ"

Hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam đều đang triển khai các chương trình chuyển đổi số, ở những mức độ khác nhau. Nâng cao trải nghiệm khách hàng là một trong những khâu có sự thay đổi mạnh mẽ và dễ nhận diện nhất.