Vắng bóng du khách Trung Quốc ảnh hưởng tới phục hồi du lịch châu Á

DU LỊCH CHÂU Á
16:08 - 30/09/2022
Nhiều chuyên gia khẳng định ngành du lịch - khách sạn châu Á - Thái Bình Dương sẽ không thể phục hồi hoàn toàn cho tới năm 2024 do thiếu vắng du khách Trung Quốc. Ảnh: Bangkok Post
Nhiều chuyên gia khẳng định ngành du lịch - khách sạn châu Á - Thái Bình Dương sẽ không thể phục hồi hoàn toàn cho tới năm 2024 do thiếu vắng du khách Trung Quốc. Ảnh: Bangkok Post
0:00 / 0:00
0:00
Dù đã gỡ bỏ gần hết các hạn chế đi lại, ngành du lịch của khu vực châu Á – Thái Bình Dương được dự đoán sẽ khó hồi phục hoàn toàn cho tới năm 2024, do vẫn vắng bóng khách du lịch Trung Quốc.

Tại thời điểm 2019 trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ trên toàn cầu, Ngân hàng Thế giới cho biết đã có khoảng 154,6 triệu người Trung Quốc tham gia vào các hoạt động du lịch quốc tế. Con số này tương đương với 40% lượng du khách trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương trước đại dịch, theo công ty tư vấn bất động sản JLL.

Do đó trong bối cảnh khu vực châu Á gần như đã dỡ bỏ tất cả các hạn chế đại dịch mà Trung Quốc vẫn đang kiên trì với chính sách zero-Covid, nhiều chuyên gia nhận định quá trình phục hồi du lịch của khu vực này sẽ không được cải thiện đáng kể trong tương lai gần.

SCMP trích dẫn ông Koichiro Obu, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu bất động sản Châu Á - Thái Bình Dương của công ty quản lý tài sản DWS cho biết, sự phục hồi trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là trong ngành khách sạn đang bị trì hoãn do vắng bóng du khách Trung Quốc.

Giải thích cho nhận định này, ông cho biết có khoảng 90% khách du lịch Trung Quốc từng đi du lịch trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thêm vào đó, do số lượng khách du lịch nước ngoài từ Trung Quốc đại lục luôn tăng trưởng ít nhất 10 triệu người mỗi năm, họ hoàn toàn có thể được coi như động lực chính của tăng trưởng.

Như một kết quả tất yếu, nếu thiếu động lực này, các chuyên gia cho rằng ngành du lịch sẽ không thể phục hồi hoàn toàn trong năm 2023 mà phải tới năm 2024. Mặt khác ở hiện tại, sự thiếu vắng du khách Trung Quốc trong khu vực đã gây ra nhiều ảnh hưởng tới ngành khách sạn, đặc biệt là tới công suất đặt phòng và giá phòng.

Du khách Trung Quốc chiếm tới 40% lượng khách du lịch tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: NBC News

Du khách Trung Quốc chiếm tới 40% lượng khách du lịch tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: NBC News

Dữ liệu mới nhất từ công ty STR chuyên theo dõi hoạt động của các khách sạn cho thấy, giá khách sạn trung bình tại các khách sạn châu Âu như Pháp, Ý, Hy Lạp và Croatia là trên 250 USD trong tháng 8. Tuy nhiên tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, con số này chỉ vỏn vẹn khoảng 50 USD. Theo ông Obu, đây là nguyên nhân buộc nhiều chủ khách sạn phải từ bỏ việc kinh doanh của mình.

Ví dụ như tại Nhật Bản, Seibu Holdings đã bán mảng kinh doanh khách sạn của mình cho quỹ tài sản Singapore GIC với giá khoảng 1,4 tỷ USD hồi tháng 2 đầu năm, trong khi nhà phát triển và công ty vận tải Odakyu Electric Railway đang bán khách sạn Hyatt Regency Tokyo, nằm ở quận Shinjuku thời thượng, với giá khoảng 900 triệu USD.

Thị trường Hong Kong cũng gặp phải tình trạng tương tự khi 51 triệu trong số 65,1 triệu du khách quốc tế tới nơi này là từ Trung Quốc đại lục. Do đó, ông Jonathan Law, phó chủ tịch của tập đoàn khách sạn JLL, nhận định ngành kinh doanh khách sạn tại đây sẽ không thể phục hồi cho tới khi nào Trung Quốc nới lỏng toàn bộ các hạn chế nghiêm ngặt do đại dịch.

Tại Thái Lan, một nền kinh tế Đông Nam Á dựa vào ngành du lịch làm động lực tăng trưởng, việc du khách Trung Quốc vắng bóng đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng tạo ra doanh thu. Trước đại dịch, có khoảng 25% du khách quốc tế tới quốc gia này là người Trung Quốc, tương đương với khoảng 10 triệu lượt khách mỗi năm.

Từ sau khi đại dịch xảy ra, chính phủ Thái Lan đã hạ dự báo xuống chỉ còn 500.000 lượt du khách Trung Quốc cho cả năm 2022. Riêng trong 5 tháng đầu năm 2022, Bangkok Post cho biết Thái Lan chỉ ghi nhận 36.246 du khách Trung Quốc tới du lịch, một con số vô cùng khiêm tốn.

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.