VCB và HPG ngược lối, VN-Index chinh phục ngưỡng cản 1.300 điểm

VCB HPG
18:35 - 08/06/2022
VCB là mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đến thị trường hôm nay. Vietstock
VCB là mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đến thị trường hôm nay. Vietstock
0:00 / 0:00
0:00
Tăng hơn 16 điểm, VN-Index đã chinh phục được cột mốc 1.300 điểm sau nhiều phiên hụt hơi. Nhóm ngân hàng sau giai đoạn im ắng đã có một phiên bùng nổ với nhiều mã tăng trần, tăng mạnh. Duy chỉ có VCB ngược dòng giảm.

Kết phiên 8/6, chỉ số VN-Index vượt lên mốc 1307.91. HNX-Index cũng tăng gần 7 điểm lên 310.93, còn UPCoM tăng 1,3 điểm. Thanh khoản sụt giảm so với phiên hôm qua 7/6 nhưng vẫn ở mức tích cực với tổng giá trị giao dịch đạt 20.078 tỷ đồng.

Đà tăng của VN-Index được hỗ trợ từ nhóm vốn hóa lớn với GVR và STB tăng trần. Các mã ngân hàng đều ở chiều tăng giá mạnh như ACB +3%, BID +2,1%, HDB +2,6%, TCB +2,9%...

Tuy nhiên, VCB lại là điểm trừ lớn nhất khi kéo lùi hơn 2 điểm chỉ số. Trong nhóm ngân hàng, đây cũng là mã giảm giá duy nhất. Kết phiên, VCB đứng ở mức giá 79.200 đồng/cp. Từ mức đỉnh 95.800 đồng (phiên 25/1), cổ phiếu của Vietcombank giảm xuống mức thấp nhất 73.000 đồng vào phiên 13/5 và từ đó tới nay đã có sự hồi phục chung cùng thị trường nhưng không mạnh.

Không riêng VCB, cổ phiếu nhóm ngân hàng dù được kỳ vọng nhưng lại phục hồi khá chậm so với đà phục hồi chung của thị trường. Hầu hết các mã đều cách mức giá hồi đầu năm 2021 khá xa. Như BID của BIDV hiện giao dịch ở mức giá 34.300 đồng, trong khi mức đỉnh cuối tháng 1 là 49.000 đồng.

CTG của VietinBank giảm từ mức giá 37.000 đồng xuống 27.000 đồng, TCB của Techcombank giảm từ 53.000 đồng xuống 37.000 đồng, VPB của VPBank giảm từ 38.000 đồng xuống 31.000 đồng, MBB của MBBank giảm từ 34.000 đồng xuống 27.000 đồng…

Khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 300 tỷ đồng trong tổng giá trị giao dịch gần 3.000 tỷ đồng. Trong đó, HPG dẫn đầu chiều bị bán với 182 tỷ đồng, tiếp sau là NVL (45 tỷ đồng), MWG (36 tỷ đồng), VNM, VIC (hơn 24 tỷ đồng)… Trong khi đó, DPM, MSN, GAS, DCM, PNJ NLG, KBC, HAH, VND… là các mã được mua ròng mạnh nhất.

Trong rổ VN30, BVH, FPT, GAS cũng điều chỉnh giảm ở mức đỉnh. HPG tiếp tục giảm về mức giá 32.800 đồng dù Tập đoàn Hòa Phát vừa thông báo kết quả kinh doanh tháng 5 khá khả quan với sản lượng thép xây dựng tăng 32% so với tháng trước.

Thị trường tăng điểm mạnh và chứng khoán chính là nhóm ngành được hưởng lợi nhiều nhất. Bởi vậy đây cũng là nhóm tăng giá mạnh nhất trong phiên hôm nay với hàng loạt các mã tăng trần, tăng mạnh từ 3-5%. Tiếp sau là các nhóm ngành nhựa – hóa chất, nông nghiệp, xây dựng, bất động sản, bán lẻ…

Chiều giảm có 3 nhóm là chế biến thủy sản, công nghệ thông tin và vật liệu xây dựng.

Triển vọng cổ phiếu ngân hàng

Trong báo cáo đánh giá triển vọng cổ phiếu nhóm ngân hàng vừa công bố, VnDirect cho rằng, việc thị trường điều chỉnh gần đây đã đưa định giá ngành ngân hàng xuống 1,46 lần P/BV (hệ số giá trên giá trị sổ sách) dự phóng năm 2022, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 3 năm là 2 lần. Định giá cổ phiếu ngân hàng đang hấp dẫn và trước mắt là bước ngoặt để nhóm này đảo chiều.

Cụ thể, VnDirect đánh giá triển vọng cổ phiếu nhóm ngân hàng với nhiều điểm nhấn đáng chú ý. Điển hình là kỳ vọng tăng trưởng tín dụng hệ thống sẽ tiếp tục tăng tốc và đạt ít nhất là 14% trong năm 2022, nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi mạnh mẽ; lãi suất cho vay thấp để kích thích nhu cầu vay vốn của người mua nhà và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao hơn.

Thu nhập ngoài lãi các ngân hàng trong quý 1/2022 tăng 27,9% so với cùng kỳ, thấp hơn so với mức tăng 44,3% so với cùng kỳ năm 2021. Thu nhập từ phí thuần (NFI) và thu nhập khác là hai nhân tố chính, đóng góp 82% trong tổng thu nhập ngoài lãi, tăng trưởng lần lượt là 11% và 102%. Đáng lưu ý, VPB ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong lịch sử 333,9% nhờ ghi nhận khoản phí độc quyền từ hợp đồng bảo hiểm với AIA.

VnDirect kỳ vọng tăng trưởng tín dụng hệ thống hệ thống ngân hàng năm 2022 đạt 14%. Nguồn: VnDirect

VnDirect kỳ vọng tăng trưởng tín dụng hệ thống hệ thống ngân hàng năm 2022 đạt 14%. Nguồn: VnDirect

NIM (thu nhập lãi thuần) sẽ giảm mạnh hơn trong nửa năm sau 2022. Trong quý 1/2022, NIM của các ngân hàng thương mại Nhà nước niêm yết giảm nhẹ 14 điểm cơ bản xuống 2,96%. NIM trung bình của các ngân hàng tư nhân niêm yết ghi nhận mức tăng 1 điểm cơ bản lên 4,48%. Tuy nhiên mức tăng giảm của các ngân hàng có sự khác biệt. Quan sát cho thấy, các ngân hàng có lợi thế về chi phí vốn thấp hơn nhờ cải thiện CASA và/hoặc hệ số LDR thấp, tiếp tục duy trì hoặc mở rộng NIM — MSB (+34 điểm cơ bản), MBB (+27 điểm cơ bản), HDB (+19 điểm cơ bản), TCB (+6 điểm cơ bản)…

Chất lượng tài sản vẫn trong tầm kiểm soát. Chất lượng của các ngân hàng đã phần nào bị ảnh hưởng do hậu quả của đại dịch Covid-19, trong đó tỷ lệ nợ xấu (NPL) trung bình quý 1/2022 tăng trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) giảm nhẹ so với mức cuối quý 4/2021.

Nợ xấu có thể tăng lên khi Thông tư 14 hết hiệu lực vào cuối tháng 6 năm 2022. Theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu nội bảng có thể lên tới 7,3% nếu tính cả các khoản cho vay tái cơ cấu và nợ xấu bán cho VAMC, tương đương mức nợ xấu giai đoạn 2016-2017. Tuy nhiên, chất lượng tài sản của các ngân hàng cũng đã được cải thiện mạnh mẽ so với giai đoạn 2016-2017. Các ngân hàng đã trích lập dự phòng để tránh khả năng nợ xấu tăng cao, đồng thời LLR đã đạt mức cao nhất lịch sử tại hầu hết các ngân hàng vào cuối năm 2021.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.