VDSC: Lợi nhuận sau thuế của Sao Ta dự kiến tăng trưởng kép 15% giai đoạn 2021 - 2026

FMC Việt nAM
12:07 - 04/12/2022
VDSC: Lợi nhuận sau thuế của Sao Ta dự kiến tăng trưởng kép 15% giai đoạn 2021 - 2026
0:00 / 0:00
0:00
Bên cạnh rủi ro về sản xuất và từ thị trường nhập khẩu, Sao Ta còn có lợi thế về sản phẩm tôm chế biến sâu, quy mô sản xuất tăng trưởng mạnh mẽ... Do vậy, VDSC dự kiến tốc độ tăng trưởng kép lãi ròng của Sao Ta giai đoạn 2021 - 2026 là 15%.

Theo báo cáo mới đây của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), VDSC dự kiến kết quả doanh thu và lợi nhuận sau thuế sau cổ đông thiểu số của CTCP Thực phẩm Sao Ta (HoSE: FMC) năm 2022 dự kiến đạt lần lượt là 6.059 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 323 tỷ đồng, tăng 21%.

Bước sang năm 2023, VDSC dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế sau cổ đông thiểu số đạt lần lượt đạt 6.249 tỷ đồng (+3%) và 356 tỷ đồng (+10%). Dự đoán này dựa trên các giả định sản lượng xuất khẩu tôm của FMC sẽ tăng 7% trong năm 2023, thấp hơn so với kế hoạch ban đầu là 20%, do tác động từ nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường chính chững lại và đồng nội tệ của EU, Anh, Nhật Bản và Hàn Quốc liên tục mất giá so với USD làm giảm sức mua tại các thị trường.

Sự gia tăng sản lượng này chủ yếu do sự gia tăng khách hàng hàng đầu ra cho nhà máy mới. Công ty có thể tăng đơn đặt hàng từ khách hàng mới tại Mỹ và từ khách hàng Nhật Bản hiện tại.

Ảnh: Báo cáo VDSC

Ảnh: Báo cáo VDSC

Mặt khác, giá bán tôm nhiều khả năng sẽ giảm trong năm 2023 nhưng ít tác động đến biên lợi nhuận ròng. Trong năm 2023, VDSC dự báo giá bán trung bình của FMC sẽ giảm 6% so với cùng kỳ năm trước do chi phí logistics hạ nhiệt và giá nguyên vật liệu giảm. VDSC kỳ vọng giá nguyên liệu sẽ giảm cùng thời điểm, một phần do tỷ lệ nguyên liệu tự cung cấp tăng, giúp biên lợi nhuận gộp mảng tôm cải thiện 30 điểm cơ bản lên 10,5%.

Chi phí bán hàng/doanh thu có thể sẽ giảm 30 điểm cơ bản do giá cước vận tải giảm. Tỷ suất lợi nhuận ròng sẽ tăng 28 điểm cơ bản lên 5,7% vào năm 2023.

Lợi nhuận sau thuế dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR (tốc độ tăng trưởng kép hàng năm) là 15% trong giai đoạn FY2021 – 2026F. VDSC cho rằng những tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới đối với ngành tôm và FMC năm 2023 chỉ là tạm thời, phản ánh vào việc chậm tiến độ hoạt động công suất nhà máy mới và lợi nhuận chỉ tăng nhẹ. Khi vượt qua các khó khăn, VDSC kỳ vọng từ năm 2024 trở đi, các nguồn lực nội bộ của công ty sẽ sẵn sàng cho một sự tăng trưởng vượt bậc.

Kế hoạch mở rộng mạnh mẽ sẽ là động lực tăng trưởng của FMC từ năm 2022

Trong năm 2022, FMC sẽ hoàn thành việc mở rộng nhà máy và vùng nuôi; từ năm 2023 sẽ bắt đầu vận hành các dự án. Cụ thể, năm 2022, FMC nâng công suất thông qua việc mở rộng hai nhà máy chế biến là nhà máy Tam An 5.000 tấn/năm và nhà máy Sao Ta 15.000 tấn/năm. Theo ước tính của VDSC, các nhà máy cũ của Sao Ta hiện đã hoạt động vượt công suất thiết kế. Do đó, để duy trì đà tăng trưởng, Sao Ta phải tăng công suất chế biến. Việc nhà máy đi vào hoạt động trong năm 2022 là bước đi cần thiết để tăng đơn hàng xuất khẩu tôm.

Ngoài việc gia tăng đơn đặt hàng từ các khách hàng hiện tại, FMC cũng tích cực tìm kiếm khách hàng mới thông qua các chuỗi siêu thị tại Mỹ và kênh nhà hàng tại Nhật Bản. VDSC cho rằng, FMC đã bắt đầu tuyển dụng công nhân cho nhà máy mới, đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy số lượng các đơn đặt hàng cho các nhà máy mới đang tăng lên.

VDSC kỳ vọng nhà máy Tam An có thể chạy hết công suất vào năm 2023 trong khi nhà máy lớn Sao Ta sẽ tăng dần công suất thêm 5%/20% vào năm 2022/2023, sau đó sẽ đạt hết công suất vào năm 2027. Theo đó, sản lượng xuất khẩu tôm có thể tăng trưởng 5%/7% trong năm 2022/2023. Tại thời điểm hoạt động hết công suất vào năm 2027, VDSC kỳ vọng sản lượng xuất khẩu tôm sẽ cao hơn 50% so với năm 2021.

Ảnh: Báo cáo VDSC

Ảnh: Báo cáo VDSC

Mặt khác, FMC đã mở rộng thêm 200 ha diện tích nuôi trồng mới vào tháng 7/2022 để nâng tổng diện tích lên 520 ha. VDSC dự kiến công ty sẽ đưa vào hoạt động 100 ha vào năm 2023 và 100 ha còn lại vào năm 2024.

VDSC cho rằng việc mở rộng diện tích nuôi chủ yếu sẽ giúp duy trì tỷ lệ tự chủ và ổn định biên lợi nhuận gộp. Do đó, ước tính tỷ lệ tự chủ nguyên liệu sẽ tăng từ khoảng 26% năm 2022 lên 30% năm 2023 và 33% năm 2024. Biên lợi nhuận gộp cũng sẽ tăng nhẹ từ 9,6% năm 2021 lên 10,2% năm 2022F và 10,5% vào năm 2023F theo dự phóng của VDSC.

Ảnh: Báo cáo VDSC

Ảnh: Báo cáo VDSC

Ưu thế của FMC

Lợi thế cạnh tranh của FMC là khả năng sản xuất các sản phẩm chế biến sâu. Các sản phẩm tôm giá trị gia tăng hiện đang chiếm khoảng hơn 30% tổng sản phẩm, có biên lợi nhuận gộp gần gấp đôi so với các sản phẩm tôm tươi/đông lạnh/chế biến đơn giản. FMC còn nhiều dư địa để đẩy mạnh các sản phẩm đã qua chế biến này sang các thị trường chính với ít sự cạnh tranh hơn, đặc biệt là Anh và Nhật Bản.

Ảnh: Báo cáo VDSC

Ảnh: Báo cáo VDSC

Theo báo cáo của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), Mỹ, Nhật Bản và châu Âu hiện là 3 thị trường xuất khẩu chủ yếu của FMC, mỗi thị trường chiếm khoảng 30% trên tổng doanh thu từ tôm của Sao Ta.

Mặt khác, đi ngược lại với sự biến động mạnh mẽ của ngành tôm, FMC ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép ổn định ở mức 27% trong vòng 5 năm qua nhờ các chiến lược linh hoạt tại các thị trường xuất khẩu.

Cụ thể, FMC thường ưu tiên xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có nhu cầu ổn định và nền tảng khách hàng lâu năm. Trong khi đó, thị trường Mỹ và EU có sự giống nhau về sản phẩm, giá và đều dễ bị biến động bởi sự cạnh tranh cao. Vì vậy, Sao Ta thường linh hoạt chuyển đổi giữa hai thị trường này với nhau nếu có một trong hai thị trường bị sụt giảm nhu cầu. Từ đó, giúp doanh thu và lợi nhuận được duy trì ổn định trong những năm qua.

Rủi ro đầu tư

Do FMC chỉ tự sản xuất 20–30% tôm nguyên liệu và phần còn lại mua ngoài nên biến động giá tôm nguyên liệu có tác động đáng kể đến giá vốn hàng bán của công ty. Chi phí tôm nguyên liệu phụ thuộc phần lớn vào hiệu quả nuôi tôm (kỹ thuật nuôi tôm và yếu tố thời tiết).

Trong khi đó, vùng nuôi của FMC chủ yếu nằm ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt là xâm nhập mặn. Ngoài ra, các bệnh về tôm như bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cũng ảnh hưởng đến chất lượng tôm và giá nguyên liệu.

Thêm vào đó, các quốc gia như Ấn Độ và Ecuador là những đối thủ cạnh tranh lớn do có lợi thế về chi phí nuôi thấp. Điều này gây khó khăn cho các công ty tôm Việt Nam trong việc chuyển phần tăng giá nguyên liệu vào giá bán, do đó ảnh hưởng đến biên lợi nhuận trong bối cảnh nguyên liệu tăng giá. Giải pháp tốt nhất để giảm thiểu rủi ro này là các công ty cần tăng tỷ lệ tự chủ nguyên liệu bằng việc tăng vùng nuôi mới cũng như hiệu quả nuôi tôm.

Ảnh: Báo cáo VDSC

Ảnh: Báo cáo VDSC

Nhìn chung, cả giá nguyên liệu đầu vào và giá xuất khẩu nhiều khả năng sẽ có xu hướng giảm trong năm tới. VDSC xây dựng ba kịch bản về tác động của giá nguyên liệu đến tỷ suất lợi nhuận gộp ngành tôm trong năm 2023.

Trong kịch bản cơ sở, VDSC dự báo giá nguyên liệu giảm 4% so với cùng kỳ năm trước và giá xuất khẩu tôm giảm 6%, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận gộp ngành tôm là 10,5% (+30 điểm cơ bản). Ở kịch bản tích cực nhất, VDSC kỳ vọng giá nguyên liệu đầu vào giảm 8% trong khi giá bán chỉ giảm 2%, tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ đạt 14,0%. Trong trường hợp xấu nhất, VDSC dự báo giá nguyên vật liệu đi ngang trong khi giá bán giảm mạnh 10%, tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ chỉ còn 6,9%.

Mặt khác, quy định từ các nước nhập khẩu khẩu và thuế quan có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu tôm của Việt Nam, trong đó bao gồm thuế chống bán phá giá. FMC hiện đang được hưởng mức thuế chống bán phá giá 0% ở thị trường Mỹ, nhưng vẫn có nguy cơ sẽ bị đánh thuế trong tương lai. Dù vậy, VDSC cho rằng chiến lược xuất khẩu linh hoạt đa dạng các thị trường của FMC như đã đề cập sẽ giúp giảm thiểu tác động đến kết quả kinh doanh.

Đọc tiếp

Trong trường hợp lý tưởng nhất, PTI sẽ tăng vốn điều lệ gấp 3 lần lên 3.216 tỷ đồng. Ảnh: Minh Phong - Mekong ASEAN

ĐHĐCĐ PTI: Tăng vốn lên gấp 3 lần

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) được tổ chức ngày 24/4. Tại đây, cổ đông công ty sẽ thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có 2 tờ trình tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần.