VIC cản bước VN-Index, cổ phiếu của Becamex IDC bứt phá

VIC Becamex IDC
15:52 - 22/07/2022
VN-Index bị kéo xuống vào cuối phiên. SSI
VN-Index bị kéo xuống vào cuối phiên. SSI
0:00 / 0:00
0:00
VN-Index hôm nay vẫn loay hoay ở ngưỡng 1.200 điểm vì dòng tiền vào chưa đủ mạnh để chỉ số có thể vượt lên. Không có nhóm ngành nào dẫn dắt nên cổ phiếu phân hóa, đáng chú ý là sức bật của một số mã xây dựng như BCM, HTN, LGC…

Với sự hỗ trợ tích cực từ chứng khoán thế giới, các sàn Việt Nam cũng duy trì sắc xanh suốt phiên, có thời điểm đã vượt qua mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên vào những phút cuối, lực bán lại thắng thế khiến VN-Index mất gần 4 điểm, lùi về mốc 1.194,76; UPCoM cũng giảm trong khi HNX-Index lại tăng nhẹ gần 1 điểm.

Thanh khoản lại có chiều hướng đi xuống với tổng giá trị giao dịch đạt 12.892 tỷ đồng. Trong đó, khối ngoại chiếm hơn 1.500 tỷ đồng và họ tiếp tục mua ròng hơn 350 tỷ đồng. MWG là mã dẫn đầu chiều được mua với hơn 105 tỷ đồng, kế tiếp là GAS, GEX, MSN, TPB, VCB, SAB, STB, LPB… Trong khi ngược lại, 2 mã bị bán ròng nhiều là KBC và VHM, tuy nhiên giá trị chỉ dưới 20 tỷ đồng.

VN30 hôm nay giảm mạnh hơn VN-Index khi mất hơn 6 điểm. Lực kéo nặng nhất là từ VIC khi mã này giảm 2,9%; bên cạnh đó CTG, BID, HPG cũng giảm hơn 2%. Chiều tăng chỉ còn lác đác vài mã là TCB, SAB, PNJ, MWG, MSN, FPT, GAS. Trong đó, GAS tăng mạnh nhất với tỷ lệ 3,6%. PNJ (Vàng bạc đá quý Phú Nhuận) và TCB (Techcombank) vừa ra báo cáo tài chính quý 2 với lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhưng cũng không khiến giá cổ phiếu có nhiều đột phá.

Nhìn chung trong phiên hôm nay không có nhóm cổ phiếu dẫn dắt. Dòng tiền tìm đến từng cổ phiếu riêng lẻ. Như tại nhóm dầu khí, trong khi GAS, BSR, PVE duy trì mức tăng tốt thì PTV, PVB, PVD, PVS lại ở chiều giảm. Hay tại nhóm ngân hàng, các mã nhỏ như ABB, EIB, MSB, NVB, VAB, VBB, VIB được mua nhiều thì các mã lớn lại bị rút tiền.

BSR là cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất hôm nay. SSI

BSR là cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất hôm nay. SSI

Tại nhóm xây dựng và bất động sản vẫn có 25 mã tăng trần, đáng chú ý là BCM của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex IDC). Với việc tăng hết biên độ (6,9%), mã tăng lên mức giá 66.500 đồng. Mức đỉnh của cổ phiếu này là 86.000 đồng, vừa thiết lập hồi đầu tháng 5.

Trong báo cáo triển vọng ngành khu công nghiệp nửa cuối năm 2022 và năm 2023 vừa ra, SSI kỳ vọng lợi nhuận sau thuế của BCM 6 tháng cuối năm sẽ tăng 239% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ chuyển nhượng 18,9 ha đất thương mại tại Thành phố mới Bình Dương cho CaptaLand.

BCM chưa ra báo cáo tài chính quý 2, còn trong quý 1, công ty đạt 1.433 tỷ đồng doanh thu (+2% so với cùng kỳ). Biên lợi nhuận gộp tăng 15,9% đạt mức 57,1% - mức cao nhất trong 5 năm, nhờ vào giá thuê tại KCN tăng 8% và giá bán tại KDC tăng mạnh. Tuy nhiên, chi phí lãi vay tăng mạnh hơn 74% do các khoản vay trái phiếu dài hạn có lãi suất cao hơn khoảng 1% so với năm ngoái. Đồng thời, chi phí quảng bá đầu tư tăng 3,9 lần làm lợi nhuận sau thuế giảm 16,9%, đạt mức 391 tỷ đồng.

Còn cổ phiếu HTN của Hưng Thịnh Incons phục hồi đáng kể trong 1 tháng qua, sau khi giảm từ vùng đỉnh 58.000 đồng về mức 24.000 đồng. Kết phiên hôm nay, với việc tăng trần, HTN dừng ở mức giá 33.350 đồng. Hưng Thịnh Incons vừa đảm trách vai trò tổng thầu dự án Hanoi Melody Residences tọa lạc tại Tây Nam Linh Đàm với tổng giá trị thầu gần 3.000 tỷ đồng. Đây là dự án khởi đầu để công ty mở rộng hoạt động, trở thành chủ đầu tư cho các dự án ngoài hệ sinh thái.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
MWG không đáp ứng yêu cầu của rổ chỉ số VNDiamond khi kết quả kinh doanh xuống đáy.

MWG bị loại khỏi VNDiamond

Sở Giao dịch Chứng khoán khoán TP HCM (HoSE) vừa công bố thành phần chỉ số VNDiamond kỳ tháng 4/2023. Theo đó, MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động là trường hợp bị loại.