Việt Nam đề xuất kế hoạch hợp tác tài nguyên nước Mekong – Lan Thương

Việt nAM Mekong
08:22 - 05/07/2022
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong - Lan Thương lần thứ 7. Ảnh: Bộ Ngoại giao
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong - Lan Thương lần thứ 7. Ảnh: Bộ Ngoại giao
0:00 / 0:00
0:00
Các đề xuất của Việt Nam vào phát triển bền vững của Mekong – Lan Thương đặc biệt là hợp tác nguồn nước đã được các đại biểu đánh giá cao, tiến tới Hội nghị Bộ trưởng nguồn nước Mekong – Lan Thương lần 2 sắp tổ chức tại Việt Nam trong 2022.

Nêu quan điểm tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong - Lan Thương lần thứ 7 diễn ra tại Bagan, Myanmar, ngày 4/7 với sự tham dự của các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định sự coi trọng và đóng góp hiệu quả của Việt Nam đối với hợp tác Mekong – Lan Thương.

Ảnh: BNG

Ảnh: BNG

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

“Trong giai đoạn hậu đại dịch, các nước thành viên cần bảo đảm Mekong - Lan Thương phát triển theo hướng thiết thực, lấy vấn đề tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững làm ưu tiên hàng đầu, đem lại lợi ích thực chất cho người dân”.

Từ đó, Bộ trưởng Sơn đề xuất bốn nhóm biện pháp chính. Thứ nhất, lấy hợp tác phục hồi kinh tế và nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế làm trọng điểm, tăng cường hợp tác hải quan và tạo thuận lợi thương mại nhằm giải quyết tắc nghẽn hàng hoá, bảo đảm lưu thông hàng hoá và dịch vụ.

Thứ hai, hỗ trợ các nước thành viên thích ứng biến đổi khí hậu và chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh, bao gồm nâng cao năng lực sản xuất và lưu trữ năng lượng sạch, ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp thông minh, thích ứng khí hậu.

Thứ ba, đẩy mạnh hợp tác quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước, đặc biệt là đẩy nhanh việc xây dựng Kế hoạch hành động hợp tác tài nguyên nước Mekong - Lan Thương giai đoạn 2023- 2027. Đặc biệt, khuyến khích mở rộng tham vấn, đối thoại giữa các nước thành viên về kế hoạch phát triển tài nguyên nước; tăng cường chia sẻ dữ liệu thuỷ văn, khí tượng và vận hành đập thuỷ điện; và tăng cường phối hợp giữa Mekong - Lan Thương và Uỷ hội sông Mekong.

Thứ 4, tăng cường kết nối nhân dân thông qua khôi phục và mở rộng hoạt động du lịch, hợp tác giữa các chính quyền địa phương và các chương trình văn hoá, thể thao, truyền thông, trao quyền phụ nữ và thanh niên.

Phát biểu của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn được các nước thành viên đánh giá cao, tiếp thu và thể hiện trong các văn kiện của Hội nghị.

Các Bộ trưởng đặc biệt hoan nghênh những kết quả đạt được trong hợp tác quản lý nguồn nước sông Mekong và phấn đấu đạt những kết quả thực chất tại Hội nghị Bộ trưởng nguồn nước Mekong – Lan Thương lần 2 dự kiến tổ chức tại Việt Nam trong năm 2022.

4 tuyên bố chung về hợp tác Mekong – Lan Thương lần thứ VII

Cũng tại hội nghị, các đại biểu tham dự Hội nghị đánh giá cao những đóng góp tích cực của Mekong – Lan Thương đối với hợp tác và phát triển ở khu vực nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Kim ngạch thương mại hai chiều giữa các nước Mekong và Trung Quốc năm 2021 đạt gần 400 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2020. Nhiều dự án hạ tầng lớn đã được hoàn thành; hàng trăm dự án hỗ trợ kỹ thuật được triển khai.

Các nước thành viên cũng thành lập các trung tâm hợp tác chuyên ngành, tổ chức các diễn đàn đối thoại chính sách thu hút sự tham gia của đông đảo Bộ, ngành và địa phương các nước thành viên.

Ảnh hội nghị. Ảnh: BNG

Ảnh hội nghị. Ảnh: BNG

Hội nghị nhấn mạnh các nguyên tắc hợp tác đồng thuận, bình đẳng, tham vấn lẫn nhau, chia sẻ lợi ích, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, cũng như phù hợp với các quy định và luật pháp mỗi nước.

Đồng thời nhất trí thúc đẩy hợp tác Mekong – Lan Thương theo hướng củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của các nước thành viên, xây dựng Cộng đồng ASEAN, và thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững 2030.

Hội nghị đã thông qua Thông cáo báo chí chung và 4 tuyên bố chung về tăng cường hợp tác nông nghiệp, phòng chống thiên tai, hải quan và tạo thuận lợi thương mại, và giao lưu giữa các nền văn minh Mekong – Lan Thương.

Theo đó, hợp tác Mekong – Lan Thương trong thời gian tới sẽ chú trọng 4 nội dung.

Thứ nhất, phục hồi và phát triển kinh tế thông qua tăng cường kết nối, thương mại, kinh tế số, năng lực sản xuất, chuỗi cung ứng tự cường, tạo thuận lợi thương mại và thông quan.

Thứ hai, quản lý thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, sử dụng bền vững tài nguyên nước, gồm: thúc đẩy đối thoại chính sách, trao đổi kỹ thuật và nâng cao năng lực trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học, chuyển đổi năng lượng xanh và phát triển cơ sở hạ tầng bền vững; quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn động vật hoang dã; mở rộng hoạt động chia sẽ dữ liệu nguồn nước; triển khai nghiên cứu chung và tăng cường hợp tác giữa Trung tâm hợp tác tài nguyên nước Mekong – Lan Thương và Ban thư ký Uỷ hội sông Mekong.

Thứ ba, củng cố an ninh y tế, nhất là nâng cao khả năng kiểm soát và phòng chống dịch bệnh, năng lực cho đội ngũ y tế, và thúc đẩy hợp tác y học cổ truyền.

Thứ tư, giao lưu nhân dân thông qua các hoạt động văn hoá, du lịch, truyền thông, thể thao, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực.

Hội nghị bước đầu thảo luận về chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao MLC lần 4 dự kiến tổ chức trong năm 2022.

Tin liên quan

Đọc tiếp