Việt Nam nhập siêu nhiều nhất từ Trung Quốc, Hàn Quốc

Nhập khẩu Việt nAM
06:00 - 01/10/2022
0:00 / 0:00
0:00
Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập siêu hàng hóa từ Trung Quốc ước đạt 51,5 tỷ USD, tăng 21,3% so với cùng kỳ 2021 và nhập siêu từ Hàn Quốc ước đạt 29,6 tỷ USD, tăng 20,8%.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 276 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 96,11 tỷ USD, tăng 13,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 179,89 tỷ USD, tăng 12,7%.

Trong 9 tháng đầu năm, có 42 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm 92,3% tổng kim ngạch nhập khẩu (bao gồm 4 mặt hàng nhập khẩu đạt trên 10 tỷ USD, chiếm 45,5%). Máy vi tính, điện tử và linh kiện là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất, đạt 63,9 tỷ USD, tăng 18,5%; tiếp đến là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 34,4 tỷ USD, giảm 1,1%; điện thoại và linh kiện đạt 15,6 tỷ USD, tăng 5,5%; vải đạt 11,4 tỷ USD, tăng 9%.

Đối với nhóm mặt hàng nông sản, có 5 mặt hàng nhập khẩu đạt trên 2 tỷ USD. Bao gồm cao su gỗ và hạt điều cùng đạt 2,4 tỷ USD, tăng lần lượt 21,9%, 5,5% và 15%. Nhập khẩu thủy sản đạt 2 tỷ USD, có mức độ tăng trưởng cao nhất trong nhóm khi đạt 40,2%. Các mặt hàng khác đều ghi nhận tăng trưởng, ngoại trừ hạt điều khi giảm 36%, đạt 2,3 tỷ USD.

Về cơ cấu nhóm hàng, 9 tháng đầu năm, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,9%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 44,6%, giảm 1,3 điểm phần trăm; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 49,2%, tăng 1,4 điểm phần trăm. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,1%, giảm 0,1 điểm phần trăm.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trong 9 tháng đầu năm, đạt 91,6 tỷ USD. Tiếp đến là thị trường Hàn Quốc, đạt 48,5 tỷ USD; ASEAN đạt 35,4 tỷ USD...

Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu hàng hóa từ Trung Quốc ước đạt 51,5 tỷ USD, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2021; nhập siêu từ ASEAN ước đạt 9,3 tỷ USD, giảm 1,6%.

Riêng tại thị trường Hàn Quốc, Việt Nam nhập siêu ước đạt 29,6 tỷ USD, tăng 20,8% với các sản phẩm nhập siêu chính là các sản phẩm điện tử, bao gồm máy vi tính, điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện. Dù vậy, trong bức tranh xuất khẩu 9 tháng đầu năm, Việt Nam vẫn ghi nhận xuất khẩu tới 45 tỷ USD mặt hàng điện thoại và linh kiện; 41,5 tỷ USD máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

Các công ty sản xuất và xuất khẩu hàng điện tử lớn tại Việt Nam bao gồm công ty Samsung Việt Nam (thuộc tập đoàn Samsung Hàn Quốc), công ty Daewoo Việt Nam (thuộc tập đoàn Daewoo Hàn Quốc)...

Đối với Samsung Việt Nam, theo báo cáo kết quả kinh doanh của Samsung Electronics (công ty điện tử đa quốc gia của Hàn Quốc), 6 tháng đầu năm 2022, 4 nhà máy Samsung tại Việt Nam đã thu về tổng 2,3 tỷ USD lợi nhuận. Bao gồm, Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên đạt hơn 1,3 tỷ USD; Samsung Electronics Việt Nam đạt khoảng 646 triệu USD; Samsung Display Việt Nam đạt khoảng 130 triệu USD; Samsung Electronics HCMC CE Complex đạt khoảng 227 triệu USD.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes Royal Island khuynh đảo thị trường

Vinhomes Royal Island khuynh đảo thị trường

Với việc ra mắt chính thức siêu phẩm Thành phố đảo Hoàng gia trên “chợ trực tuyến” Vinhomes Market, Vinhomes mở ra một hướng đi mới cho thị trường bất động sản, đặc biệt là trong bối cảnh giao dịch trực tuyến đang là xu hướng chủ đạo với mọi lĩnh vực.