Việt Nam thiếu chiến lược quốc gia cho quế dù sản lượng đứng thứ 3 thế giới

Quế NÔNG NGHIỆP
09:06 - 06/11/2022
Sản phẩm quế của Việt Nam đang được xuất khẩu đi nhiều thị trường.
Sản phẩm quế của Việt Nam đang được xuất khẩu đi nhiều thị trường.
0:00 / 0:00
0:00
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, diện tích trồng quế của Việt Nam đang tăng rất nhanh, dự kiến giá trị xuất khẩu 2022 sẽ đạt 276 triệu USD, nhưng việc trồng chủ yếu là tự phát, không theo quy hoạch ảnh hưởng đến khả năng phát triển bền vững.

Tổng diện tích quế Việt Nam hiện có khoảng gần 170.000ha, trồng tập trung ở các tỉnh như Lào Cai (53,3 nghìn ha), Yên Bái (81 nghìn ha) và Quảng Nam (khoảng 15 nghìn ha). 3 tỉnh này chiếm khoảng 70% tổng diện tích quế cả nước. Trữ lượng vỏ quế hàng năm ước khoảng 900 nghìn - 1,2 triệu tấn, trong đó sản lượng thu hoạch bình quân từ 70 - 80 nghìn tấn/năm.

Giá trị xuất khẩu quế của Việt Nam liên tục tăng, năm 2020 đạt 245,4 triệu USD, năm 2021 đạt khoảng 274 triệu USD. Dự kiến năm 2022, giá trị xuất khẩu quế đạt khoảng 276 triệu USD. Thị trường chủ yếu của quế Việt Nam là Ấn Độ và Mỹ. Giá trị xuất khẩu sang 2 thị trường này lần lượt là: 90,7 triệu USD và 54,2 triệu USD.

Cây quế còn nhiều dư địa bởi nhu cầu từ các thị trường chất lượng cao như Mỹ, châu Âu không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, Việt Nam còn hưởng lợi từ nhiều FTA thế hệ mới như CPTPP, Hiệp định VPA/FLEGT. Nhiều loại thuế suất, nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ được giảm hoặc xóa bỏ.

Ngược lại, quế cũng gặp một số thách thức, trong đó, Tổng cục Lâm nghiệp nhấn mạnh tới sự cần thiết của một chiến lược phát triển bền vững cấp quốc gia. Từ đó, người trồng, chế biến và xuất khẩu quế thường bị phản hồi chậm so với yêu cầu thị trường.

Còn nhiều người dân trồng quế tự phát.

Còn nhiều người dân trồng quế tự phát.

Tại Hội thảo Phát triển quế Việt Nam bền vững ngày 4/11, ông Nguyễn Văn Diện, Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, hiện nay, diện tích trồng quế đang tăng rất nhanh. Một số nơi người dân trồng tự phát, không theo quy hoạch. Nếu không có kế hoạch phát triển căn cơ, những thách thức phát triển kém bền vững sẽ xuất hiện.

Một vấn đề nữa, là năng lực chế biến của từ phía HTX, doanh nghiệp. Hầu hết các nhà chế biến vỏ quế mua trực tiếp từ người thu gom và thực hiện cả sơ chế thô (sàng lọc, phân loại, bóc vỏ và sấy khô) và chế biến tinh (cắt và mài, loại bỏ kim loại và cặn, đóng gói). Công nghệ và vốn đầu tư chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm chưa thực sự được quan tâm.

Ở các tỉnh trồng quế chính hiện nay, đa số mới chú trọng việc mở rộng diện tích, thay vì chú trọng đầu tư vào chất lượng, chế biến, mở rộng thị trường. Trong 170 nghìn ha trồng quế cả nước, chỉ có một số lượng nhỏ mới được công nhận hữu cơ, trong khi sản phẩm vẫn tập trung xuất thô.

Việt Nam có hơn 600 công ty hoạt động trong lĩnh vực gia vị, bao gồm cả quế hồi. Tuy nhiên, các công ty chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực thương mại, ít quan tâm đến xây dựng chuỗi liên kết với người nông dân trồng nguyên liệu.

Với đặc thù của ngành quế, các đơn vị chủ yếu hoạt động theo mô hình gia đình, sản xuất nhỏ. Nguồn lực tài chính cũng như khoa học công nghệ hạn chế. Do đó, dù được đánh giá là cây có giá trị kinh tế cao, quế tại Việt Nam chỉ dừng ở mức 40 triệu đồng/ha/năm về giá trị sản xuất.

Từ góc độ doanh nghiệp sản xuất quế, ông Huỳnh Tiến Dũng, Giám đốc IDH Việt Nam nhìn nhận, hiện ngành hàng quế hồi thiếu những tổ chức liên chính phủ để điều phối sản xuất, thương mại. Điều này làm giảm giá trị của cây quế Việt Nam, vốn được đánh giá là quốc gia sản xuất quế lớn thứ ba thế giới.

Hiện Tổ công tác công - tư ngành quế, với thành phần là cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ quốc tế đang trong quá trình chờ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt. Đây sẽ là nơi kết nối khối công - tư nhằm chia sẻ thông tin, điều phối các hoạt động liên quan cũng như tìm kiếm nguồn lực để phát triển ngành quế.

Tin liên quan

Đọc tiếp