Vietbank đặt mục tiêu lợi nhuận 1.090 tỷ, tăng vốn lên gần 6.000 tỷ đồng

VIETBANK Việt nAM
14:47 - 08/04/2022
Vietbank đặt mục tiêu lợi nhuận 1.090 tỷ, tăng vốn lên gần 6.000 tỷ đồng
0:00 / 0:00
0:00
Theo tài liệu Đại hội đồng cổ đông vừa được công bố, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 71%, đạt 1.090 tỷ đồng trong năm 2022, đồng thời tăng vốn lên 5.780 tỷ đồng.

Vietbank cũng dự kiến tăng quy mô tổng tài sản lên 28,7% so với đầu năm, đạt 133.000 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay tăng 15%, đạt 65.200 tỷ đồng. Huy động từ khách hàng (gồm giấy tờ có giá) tăng 37,1%, đạt 102.000 tỷ đồng. Đặc biệt, mục tiêu kiểm soát nợ xấu ngân hàng đề ra là dưới 2%.

Với những mục tiêu đó, Vietbank cũng đề ra những định hướng phát triển rõ ràng như tập trung kiểm soát nợ quá hạn dưới 3,5% tổng dư nợ theo quy định. Ngoài ra, ngân hàng sẽ tập trung tăng trưởng huy động, đặc biệt là nguồn vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư, vốn huy động không kỳ hạn, phát hành giấy tờ có giá. Đồng thời, Ngân hàng cũng sẽ từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh theo hướng bán lẻ, giảm sử dụng vốn vào các ngành nghề nhiều rủi ro.

Về kế hoạch tăng vốn, ngân hàng quyết định giữ lại lợi nhuận không chia năm 2021 là gần 431 tỷ đồng, nhằm hướng đến mục tiêu đến năm 2025 đạt quy mô tổng tài sản 300.000 tỷ đồng. Ngoài ra, ngân hàng cũng lên kế hoạch tăng ròng vốn tự có hàng năm 2000-2.400 tỷ đồng.

Đồng thời, để đảm bảo hệ số CAR trên 9% năm 2022, trong trường hợp huy động vốn cấp 2 không đạt hoặc hết hạn mức cho phép thì vốn cấp 1 phải tăng thêm để bù đắp. Do đó, từ năm 2022 đến năm 2025 Vietbank cần tăng vốn điều lệ góp mới (không bao gồm lợi nhuận giữ lại), tối thiểu 1.000 tỷ đồng/năm.

Kế hoạch tăng vốn của Vietbank từ 2021-2025. Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ Vietbank.

Kế hoạch tăng vốn của Vietbank từ 2021-2025. Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ Vietbank.

Về phát hành cổ phiếu, Vietbank dự kiến phát hành 100,3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, nhằm tăng vốn điều lệ năm 2022 với tỷ lệ 21%. Thời gian thực hiện dự kiến từ quý III đến quý IV/2022. Nếu tăng vốn thành công, vốn điều lệ của Vietbank sẽ tăng từ mức 4.777 tỷ đồng lên 5.780 tỷ đồng.

Toàn bộ số vốn tăng thêm từ phát hành cổ phiếu năm 2022 là 1.003 tỷ đồng được dự kiến sử dụng toàn bộ cho việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đảm bảo các tỷ lệ an toàn toàn trong hoạt động sinh lời cho hoạt động kinh doanh Vietbank.

Nhìn lại kết quả kinh doanh năm 2021, tính chung cả năm, thu nhập lãi thuần của VietBank đạt 1.486 tỷ đồng, tăng gần 160% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu từ dịch vụ đạt gần 95 tỷ đồng, tăng 55,5% so năm 2020. Lãi từ kinh doanh ngoại hối chỉ đạt 17,76 tỷ đồng, giảm 68,7% so với năm 2020. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác đạt 289 tỷ đồng, tăng 64,5% so với năm 2020.

Tuy nhiên, ngân hàng đã chi đến 483 tỷ đồng để trích dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 10 lần năm trước. Kết quả, VietBank báo lãi trước thuế tăng 58%, lên gần 636 tỷ đồng, vượt kế hoạch tối thiểu (390 tỷ đồng), nhưng chỉ đạt 58% kế hoạch phấn đấu (1.100 tỷ đồng).

Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản của Vietbank đạt 103.780 tỷ đồng, tăng 13,4% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 12,8% lên 50.530 tỷ đồng. Về nguồn vốn, kết thúc 2021, số dư tiền gửi khách hàng đạt 66.755 tỷ đồng, tăng 3,4%.

Tuy nhiên, chất lượng nợ vay của Vietbank ở mức báo động khi tổng nợ xấu tại ngày 31/12/2021 gấp 2,4 lần đầu năm, vượt hơn 1.845 tỷ đồng. Kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng mạnh từ 1,75% lên 3,65%. Do đó, không khó hiểu khi mục tiêu hàng đầu năm 2022 của ngân hàng này vẫn là kiểm soát nợ xấu.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.