Viettel nhận thêm 2 bằng sáng chế công nghệ tại Mỹ

VIETTEL Việt nAM
15:15 - 05/01/2022
Viettel nhận thêm 2 bằng sáng chế công nghệ tại Mỹ
0:00 / 0:00
0:00
Số đơn đăng ký sáng chế của TCT Công nghiệp Công nghệ cao Viettel đã nộp tại Mỹ là 39, bao trùm 3 lĩnh vực quân sự, dân sự và viễn thông. Các đơn đăng ký này đang được thẩm định để cấp bảo hộ và mới nhất là hai bằng sáng chế về ăngten và ống kính.

Ngày 4/1, Cơ quan Quản lý Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) công nhận Bằng sáng chế độc quyền tại Mỹ đối với 2 đăng ký của Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (VHT), một thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel).

Đó là sáng chế "Ăngten hai phân cực dải rộng" đưa ra phương án ăngten cấu trúc nhỏ gọn, băng thông rộng đủ xử lý thông tin tốc độ cao và "Ống kính hồng ngoại sóng trung zoom liên tục tỷ số zoom lớn" mang lại các tính năng quan sát tích hợp với phạm vi hàng chục kilômét, cung cấp hình ảnh có độ tương phản cao trong nhiều điều kiện khắc nghiệt.

Năm 2021, Viettel bội thu bằng sáng chế

Chỉ riêng năm 2021, USPTO đã cấp cho VHT 5 bằng sáng chế độc quyền, đưa tổng số bằng của VHT sở hữu tới con số 8. Có thể nói năm 2021 là năm VHT bội thu số lượng đơn đăng ký và bằng sáng chế được công nhận ở cả trong nước và quốc tế.

Theo Báo cáo của Clarivate, tổ chức quốc tế chuyên về phân tích chất lượng nghiên cứu khoa học, Viettel và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là hai đơn vị có những đột phá về số lượng bằng sáng chế (đạt Giải thưởng Sáng tạo).

Trong đó Viettel là tổ chức có số lượng bằng độc quyền sáng chế tại Mỹ lớn nhất là 05 sáng chế, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ có 03 bằng sáng chế quốc tế được cấp trong năm 2021.

Bằng sáng chế của Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (VHT) được bảo hộ độc quyền tại Mỹ

Bằng sáng chế của Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (VHT)
được bảo hộ độc quyền tại Mỹ

Như vậy, đến nay theo danh sách của USPTO, với 8 văn bằng bảo hộ độc quyền tại Mỹ, VHT là doanh nghiệp công nghệ cao của Việt Nam có nhiều bằng sáng chế được bảo hộ độc quyền của Mỹ nhất, bao trùm trên cả 3 lĩnh vực quân sự, dân sự và viễn thông.

Số lượng đơn đăng ký của VHT tại Mỹ hiện nay là 39 sáng chế. Các sáng chế vẫn đang được thẩm định và sẽ còn nhiều giải pháp được cấp bằng độc quyền trong thời gian tới.

Tính từ 2017 đến nay, VHT đã có gần 300 đơn đăng ký sáng chế, trong đó Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp 39 văn bằng sáng chế và 19 giải pháp hữu ích.

Theo ghi nhận của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), năm 2021, Viettel là tổ chức có số lượng đăng ký sáng chế cao nhất ở Việt Nam. Riêng trong năm 2021, VHT đã nộp đơn 66 sáng chế lên Cục Sở hữu trí tuệ.

Cho đến thời điểm đầu năm 2022, số đơn của VHT đã được chấp nhận là 17 bằng sáng chế, trong đó có đến 5 bằng sáng chế được chứng nhận độc quyền tại Mỹ.

Đưa các sáng chế, giải pháp hữu ích, ứng dụng công nghệ AI vào cuộc sống

Đầu năm 2021, Viettel công bố tái định vị thương hiệu nhằm thúc đẩy mạnh mẽ chiến lược chuyển dịch từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trở thành nhà cung cấp dịch vụ số, đưa công nghệ số vào mọi lĩnh vực của đời sống, phục vụ con người và kiến tạo nên một xã hội số ở Việt Nam.

Với tầm nhìn định hướng này, Viettel không ngừng khuyến khích các sáng kiến, giải pháp hữu ích, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu công nghệ cao, phát triển hệ sinh thái ứng dụng 4.0.

Viettel đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu công nghệ cao, phát triển hệ sinh thái ứng dụng 4.0.

Viettel đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu công nghệ cao, phát triển hệ sinh thái ứng dụng 4.0.

Các nền tảng trợ lý ảo Viettel Cyberbot được phát triển bởi Trung tâm Không gian mạng Viettel phát triển, nền tảng thị giác máy tính Viettel Cybervision được đánh giá rất cao. Ứng dụng Cyber Callbot tự động gọi cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 để thu thập thông tin về triệu chứng, chuyển cho bác sĩ nghiên cứu. Ứng dụng này đảm bảo các trường hợp đều được nhắc nhở dùng thuốc đúng giờ và không bị bỏ sót.

Đặc biệt, công nghệ nhận diện khuôn mặt của Viettel Solutions trở thành giải pháp đầu tiên của Việt Nam lọt vào Top 30 trong bài kiểm tra đo lường và đánh giá chất lượng toàn cầu khó nhất của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST).

Đồng thời, với việc đưa ra nền tảng Viettel AI Open Platform vào vận hành, Viettel đang cung cấp một loạt công cụ giúp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể tích hợp, thông minh hóa các ứng dụng của mình. Đến nay đã có hơn 70.000 cá nhân và tổ chức đăng ký sử dụng nền tảng này.

Viettel đặt trọng tâm đầu tư vào các công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên, chuyển đổi giọng nói, chữ viết tiếng Việt với độ chính xác cao. Cùng với đó, Viettel cũng phát triển thành công một loạt công nghệ ứng dụng AI trong việc định danh, bảo mật và giám sát an minh.

Được biết, ngày 23/8/2021, Viettel đưa vào vận hành hai phòng thí nghiệm (Viettel Innovation Lab) về các công nghệ 4.0 hoàn chỉnh và hiện đại nhất Đông Nam Á được đặt tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Ngày 15/9, tại Viettel Innovation Lab, Viettel, Ericsson và Qualcomm Technologies, Inc. đã hợp tác nghiên cứu, thử nghiệm và thiết lập thành công tốc độ truyền dữ liệu 5G đạt hơn 4,7Gb/giây.

Tốc độ này cao gấp 40 lần tốc độ 4G và gấp hơn 2 lần tốc độ 5G hiện có, giúp Viettel trở thành một trong những mạng viễn thông có tốc độ 5G nhanh nhất châu Á.

Kết quả này khẳng định năng lực vượt trội của công nghệ 5G sóng cực ngắn (mmWave) mà Viettel đang triển khai tại Việt Nam. Mạng 5G với tốc độ siêu cao là nền tảng xây dựng nhà máy thông minh, nông nghiệp thông minh, đô thị thông minh, thành phố thông minh, y tế thông minh, giáo dục thông minh...

Viettel, Qualcomm và Phenikaa đã ký kết hợp tác chiến lược xây dựng tiểu đô thị thông minh sáng tạo nhất Đông Nam Á

Viettel, Qualcomm và Phenikaa đã ký kết hợp tác chiến lược xây dựng tiểu đô thị thông minh sáng tạo nhất Đông Nam Á

Song song với việc phát triển hạ tầng số, Viettel đẩy mạnh phối hợp với các hãng công nghệ lớn trên thế giới và doanh nghiệp tại Việt Nam phát triển hệ sinh thái ứng dụng 4.0. Gần đây, ngày 23/11/2021, Viettel, Qualcomm và Phenikaa đã ký kết hợp tác chiến lược xây dựng tiểu đô thị thông minh sáng tạo nhất Đông Nam Á.

Tại Trường Đại học Phenikaa, Viettel Networks sẽ triển khai hạ tầng kết nối 5G và tính toán tại biên (MEC- Mobile Edge Computing) để phát triển các sản phẩm như bản đồ số, xe tự hành, robot thông minh, camera, thiết bị bay (drones), thiết bị thực tế ảo (XR/VR), thiết bị sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 3 diễn ra ngày 11/12 mới đây, ông Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch Viettel (tại thời điểm đó) cho biết, Viettel bắt đầu tham gia nghiên cứu công nghệ 6G và nghiên cứu vệ tinh viễn thám đặt nền móng cho công nghệ vũ trụ sau này.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.