Vinamilk sắp chi mạnh tay hơn 5.100 tỷ đồng thanh toán cổ tức

VINAMILK DOANH NGHIỆP
18:15 - 17/06/2022
Vinamilk sắp chi mạnh tay hơn 5.100 tỷ đồng thanh toán cổ tức
0:00 / 0:00
0:00
Với 2,1 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến Vinamilk sẽ thanh toán tổng cộng 5.120,4 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông.

CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán VNM) vừa công bố sẽ chốt danh sách nhận cổ tức đợt cuối năm 2021 và tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2022 vào ngày 7/7, dự kiến sẽ thanh toán vào ngày 19/8.

Cụ thể, Vinamik sẽ trả cổ tức còn lại năm 2021 bằng tiền với tỷ lệ 9,5% (950 đồng/cổ phiếu) và tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2022 với tỷ lệ 15% (1.500 đồng/cổ phiếu).

Với 2,1 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến Vinamilk sẽ thanh toán tổng cộng 5.120,4 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông.

Trước đó, tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm nay, cổ đông đã thông qua phương án cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ là 38,5%, tương ứng 3.850 đồng/cp. Tổng giá trị cổ tức chi trả bằng tiền dự kiến là 8.046 tỷ đồng.

Mức chi trả cổ tức năm 2021 thông qua cũng là là 3.850 đồng/cp. Trong đó, Vinamilk đã tạm ứng hai đợt cổ tức trong năm 2021 với tổng tỷ lệ 29%.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) đang là cổ đông lớn nhất nắm 36% vốn của Vinamilk. Theo đó, riêng SCIC sẽ nhận về khoảng 1.843 tỷ đồng từ cổ tức của Vinamilk trong đợt chi trả này.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VNM giao dịch trong ngày 17/6 quanh mức 67.800 đồng/cổ phiếu, giảm 20,7% so với một năm trước.

Cổ phiếu VNM giao dịch trong ngày 17/6 quanh mức 67.800 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu VNM giao dịch trong ngày 17/6 quanh mức 67.800 đồng/cổ phiếu.

Về hoạt động kinh doanh, theo báo cáo tài chính quý I/2022, doanh thu hợp nhất của công ty đạt 13.878 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2.764 tỷ đồng. Trong khi doanh thu tăng ở mức 5,2% so với cùng kỳ năm 2021 thì lợi nhuận lại đi lùi 12%.

Nguyên nhân khiến doanh thu của Vinamilk tăng nhưng lợi nhuận giảm là do giá vốn tăng 11%, khiến biên lợi nhuận gộp tiếp tục giảm xuống 40,53%. Con số này cùng kỳ năm trước là 43,84%. Từ mức 49%, biên lợi nhuận của VNM gần như giảm liên tục trong ba năm gần đây. Riêng quý I năm nay lùi đến 2% và tiếp tục thấp hơn so với doanh nghiệp nhóm dưới là Công ty cổ phần Sữa Quốc Tế (IDP).

Bên cạnh đó, việc doanh thu tài chính tăng 12,5% lên 320 tỷ đồng nhưng chi phí tài chính đột biến từ 6,4 tỷ đồng lên 132 tỷ đồng; hoạt động liên doanh liên kết tăng lỗ từ 9 tỷ lên 35 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý tăng nhẹ cũng là những yếu tố khiến lợi nhuận của VNM “đi lùi”.

Theo lý giải từ ban lãnh đạo VNM, nguyên nhân khiến biên lợi nhuận thu hẹp là do giá nguyên vật liệu đầu vào tiếp tục duy trì ở mức cao do thiếu hụt nguồn cung và ảnh hưởng từ khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu. Thêm vào đó, việc giá dầu thô tăng cao đã làm đội thêm chi phí vận chuyển, đẩy giá vốn bán hàng và nhiều chi phí đầu vào tăng theo. Công ty khắc phục phần nào bằng cách chủ động nguồn cung trong nước như sữa tươi nguyên liệu thu mua từ trang trại, đường...

Thời điểm ngày 31/3/2022, tổng tài sản của Vinamilk đạt 52.996 tỷ đồng tổng tài sản, giảm 337 tỷ đồng so với đầu năm. Nợ phải trả cũng tăng nhẹ từ 17.482 tỷ đồng lên 18.018 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 34.977 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 6.479 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Doanh nhân Đào Hữu Huyền - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hóa chất Đức Giang phát biểu tại đại hội. Ảnh: Minh Phong

ĐHĐCĐ Đức Giang: Sáp nhập PAT

Nghiên cứu sáp nhập PAT là một trong các định hướng đầu tư quan trọng của Hóa chất Đức Giang trong năm 2024, bên cạnh xúc tiến xin giấy phép dự án Alumin hay khởi công tổ hợp xút Nghi Sơn giai đoạn 1.
ĐCĐCĐ Gelex. Ảnh: Minh Phong - MekongASEAN

ĐHĐCĐ Gelex: Mục tiêu doanh thu 1,3 tỷ USD

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của CTCP Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) được tổ chức ngày 28/3 tại Khách sạn Melia Hanoi, Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo. Đại hội có sự tham dự của 54,05% vốn điều lệ công ty.