Vinatex điều chỉnh kịch bản dệt may 2022 sau những tác động mới từ thị trường

Dệt May Việt nAM
11:40 - 24/03/2022
0:00 / 0:00
0:00
Vinatex đã cập nhật lại 3 kịch bản cho toàn ngành dệt may Việt Nam trong năm 2022, sau khi xem xét sự ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến giá dầu tăng phi mã và thị trường dệt may trên thế giới cũng bị biến động mạnh.

Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã có báo cáo gửi Chính phủ cùng các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam ngày 23/3, trong đó cho biết, trước những biến động mới từ thị trường quốc tế cũng như thị trường nội địa, ngành dệt may đã cập nhật lại 3 kịch bản xuất khẩu trong năm 2022.

Hiện nhiều đơn vị kinh doanh may mặc đã có đủ đơn hàng đến hết quý II thậm chí là quý III/2022, tuy nhiên vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn khi diễn biến kinh tế thế giới không thuận lợi, giá cả các loại hàng hoá, nguyên vật liệu nhập khẩu liên tục tăng cao.

Trước đó, vào tháng 1/2022, thị trường dệt may toàn cầu dự báo tăng 3% so với năm 2021, tương đương với tăng 20 tỷ USD nhu cầu nhập khẩu. Vinatex cũng dự đoán, trong 6 tháng cuối năm 2022, ngành dệt may kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu xuất khẩu đạt 43 tỷ USD.

Tuy nhiên, ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến giá dầu tăng phi mã gây áp lực tăng chi phí cũng như rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng, Vinatex cho biết ngành dệt may cần điều chỉnh lại 3 kịch bản tăng trưởng xuất khẩu mới, giảm bớt lợi nhuận so với kịch bản cũ.

Trong đó, tại kịch bản xấu, khi căng thẳng chính trị giữa các nước kéo dài cùng với các chính sách trừng phạt được ban hành, nền kinh tế suy giảm kéo theo cầu dệt may thế giới giảm 2-4%, khi đó kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam chỉ đạt 38-40 tỷ USD, thấp hơn so với lợi nhuận năm 2021 ( đạt 39 tỷ USD).

Tại kịch bản khả thi, trước đó Vinatex dự báo kim ngạch xuất khẩu toàn ngành ước đạt 42,5 tỷ USD, tuy nhiên Vinatex đã điều chỉnh lại, nếu như các biện pháp trừng phạt vẫn duy trì, giá dầu tiếp tục ở mức 100 USD/thùng và tăng trưởng toàn cầu rơi vào mức 3,5% kéo theo lạm pháp toàn cầu ở mức 4%, nhu cầu nhập khẩu dệt may thế giới giảm từ 0-2%. Khi đó, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ tương đương năm 2021, đạt khoảng 39,5-40,5 tỷ USD.

Kịch bản tốt nhất, khi căng thẳng Nga - Ukraine kết thúc sớm, các biện pháp trừng phạt mất hiệu lực, giá dầu thế giới quay về ngưỡng 90 USD/thùng, tăng trưởng kinh tế thế giới đạt 3,8-4%, lạm phát toàn cầu ở mức 3,6% cùng với nhu cầu nhập khẩu của dệt may thế giới tăng nhẹ thêm 1-2%. Khi đó, kim ngạch xuất khẩu dệt may tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 41-42 tỷ USD. Trước đó, tại kịch bản cũ Vinatex dự đoán, trong 6 tháng cuối năm 2022, ngành dệt may kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu xuất khẩu đạt 43 tỷ USD.

Về diễn biến của thị trường sẽ không có một kịch bản nào chung vì mỗi đơn vị đều có khách hàng, thị trường riêng. Tuy nhiên, Vinatex luôn sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện để các đơn vị cùng nhau vượt qua thời điểm khó khăn. Quan trọng là các doanh nghiệp chủ động nắm bắt thông tin, diễn biến của thị trường để linh hoạt vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo thích ứng với điều kiện mới.

Mặt khác, ngành dệt may hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn trong các vấn đề liên quan đến chi phí logistic, hiện chiếm 9,3% giá thành của sản phẩm, trong đó chi phí vận chuyển trong nước chiếm tới gần 50% tổng chi phí logistics…

Cùng với đó, chính sách về thuế hiện vẫn chưa khuyến khích các doanh nghiệp may mặc, Vinatex nhận định: "Chính sách thuế tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP tạo sự bất bình đẳng giữa hình thức gia công và hình thức xuất khẩu FOB ở chỗ nếu nhập khẩu tại chỗ để gia công thì được miễn thuế nhập khẩu còn nếu nhập khẩu tại chỗ khai theo hình thức sản xuất xuất khẩu thì vẫn phải nộp thuế nhập khẩu sau khi thực hiện xuất mới được hoàn dẫn đến khuyến khích DN gia công tốt hơn là làm FOB.”

Tin liên quan

Đọc tiếp