Virus bại liệt xuất hiện trở lại tại Anh, Mỹ và Israel

Bại liệt THẾ GIỚI
09:47 - 16/08/2022
Vào năm 2021, Nigeria từng ghi nhận hơn 400 ca mắc bại liệt có nguồn gốc từ vaccine. Ảnh: Getty Images
Vào năm 2021, Nigeria từng ghi nhận hơn 400 ca mắc bại liệt có nguồn gốc từ vaccine. Ảnh: Getty Images
0:00 / 0:00
0:00
Sau nhiều thập kỷ được đẩy lùi, bệnh bại liệt từng khiến hàng chục nghìn trẻ em bị liệt mỗi năm, đang lây lan trở lại tại London, New York và Jerusalem, khiến các chính phủ phải nhanh chóng đẩy mạnh các chiến dịch tiêm chủng.

Bệnh bại liệt khiến các bậc cha mẹ trên khắp thế giới khiếp sợ trong nửa đầu thế kỷ 20. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em dưới 5 tuổi, thường không có triệu chứng nhưng cũng có thể gây ra các biểu hiện bao gồm sốt và nôn mửa. Khoảng 1 trong số 200 ca mắc bệnh bị tê liệt không thể hồi phục và trong số những bệnh nhân này, có tới 10% tử vong.

Theo Reuters, hiện bệnh bại liệt không có cách để chữa khỏi. Tuy nhiên kể từ khi một loại vaccine được tìm thấy và nghiên cứu vào những năm 1950, bệnh bại liệt đã trở nên hoàn toàn có thể phòng ngừa. Trên phạm vi toàn thế giới, bệnh bại liệt dại đã gần như biến mất hoàn toàn và loài người đang đến rất gần trước viễn cảnh xóa sổ nó.

Hiện chỉ còn 2 quốc gia là Afghanistan và Pakistan là những quốc gia duy nhất mà căn bệnh có tính truyền nhiễm cao này vẫn còn lưu hành. Tuy nhiên tới năm 2022, các trường hợp mắc bại liệt nhập khẩu cũng được tìm thấy ở Malawi và Mozambique tại châu Phi, những ca mắc đầu tiên ở các nước này kể từ những năm 1990.

Nhân viên y cho trẻ em tại Lahore, Pakistan sử dụng vaccine dạng uống. Ảnh: Getty Images

Nhân viên y cho trẻ em tại Lahore, Pakistan sử dụng vaccine dạng uống. Ảnh: Getty Images

Ngoài một dạng chính của virus bại liệt là bệnh bại liệt dại lây nhiễm qua chất thải con người như nêu ở trên, bệnh bại liệt còn có thể lây qua một phương thức hiếm gặp có nguồn gốc từ vaccine.

Đây cũng chính là dạng thứ 2 được phát hiện trong nước thải ở thủ đô London của Anh và ở New York của Mỹ, với một trường hợp bị liệt được báo cáo tại bang New York. Một loại virus tương tự về mặt di truyền cũng đã được tìm thấy ở Jerusalem, Israel và các nhà khoa học đang làm việc để tìm hiểu mối liên hệ của chúng với nhau theo Tổ chức Sáng kiến Xóa bỏ Bại liệt Toàn cầu (GPEI).

Mặc dù bệnh bại liệt có nguồn gốc từ vaccine hầu như chưa từng xảy ra ở các địa điểm trên, nó là một mối đe dọa đã được nhận thức ở các quốc gia khác. Hơn nữa, bệnh bại liệt từ vaccine cũng đã từng gây ra các đợt bùng phát hàng năm, mới đây nhất bao gồm 415 trường hợp ở Nigeria vào năm 2021.

Nguyên nhân vaccine gây ra bệnh thường bắt nguồn từ việc sử dụng một loại vaccine bại liệt dạng uống có chứa virus sống đã bị suy yếu. Sau khi trẻ được chủng ngừa, virus sẽ được thải qua phân trong một vài tuần. Trong các cộng đồng chưa được tiêm chủng, virus này sau đó có thể lây lan và biến đổi trở lại thành một phiên bản có hại.

Theo các chuyên gia y tế, các quốc gia phương Tây như Anh và Mỹ đã không còn sử dụng loại vaccine sống này. Tuy nhiên, các quốc gia khác vẫn còn sử dụng, đặc biệt là để ngăn chặn dịch bệnh lây lan toàn cầu khi mọi người bắt đầu đi du lịch trở lại sau COVID-19.

Dù vậy, các chuyên gia bao gồm ông Derek Ehrhardt, người đứng đầu về bệnh bại liệt toàn cầu tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đều đồng ý rằng, nguyên nhân chính dẫn đến các đợt bùng phát bệnh bại liệt có nguồn gốc từ vaccine và bệnh bại liệt hoang dã vẫn là những quần thể chưa được tiêm phòng.

Theo Liên Hợp Quốc, sự nghi ngại về vaccine là một vấn đề ngày càng gia tăng trước đại dịch. Sau đó, COVID-19 lại tiếp tục gây ra sự gián đoạn tồi tệ nhất đối với việc tiêm chủng thông thường trong một thế hệ, từ đó dẫn tới hệ lụy này.

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.