VN-Index ‘chào thua’ lực bán chốt lời, NVL khớp lệnh lớn nhưng vẫn nằm sàn

NOVALAND VN INDEX
15:48 - 23/11/2022
Diễn biến chỉ số VN-Index phiên 23/11.
Diễn biến chỉ số VN-Index phiên 23/11.
0:00 / 0:00
0:00
Dòng tiền eo hẹp cùng lực bán chốt lời từ các cổ phiếu tăng nóng vài phiên trước đã khiến chỉ số VN-Index đảo chiều vào những phút cuối. Mã NVL của Novaland tiếp tục được “giải cứu” những vẫn chưa thoát cảnh nằm sàn.

Kết phiên, VN-Index giảm hơn 6 điểm so với hôm qua, lùi về mốc 946 điểm. HNX giảm 3,6 điểm, UPCoM cũng giảm 0,6 điểm. Thanh khoản sụt giảm với tổng giá trị giao dịch khớp lệnh chỉ còn hơn 8.000 tỷ đồng.

Khối ngoại mua ròng 46 tỷ đồng trên tổng số hơn 2.100 tỷ đồng giao dịch trên sàn HoSE. Trong đó, STB được mua ròng mạnh nhất gần 80 tỷ đồng. MSN, POW, BID, PHR cũng được mua ròng hơn 20 tỷ đồng. Chiều ngược lại, NVL bị bán ròng mạnh nhất, với gần 180 tỷ đồng; trong khi chứng chỉ quỹ E1VFVN30 HPG đứng sau chỉ bị bán ròng hơn 20 tỷ đồng.

NVL của Novaland hôm nay khớp lệnh hơn 30 triệu đơn vị. Tuy nhiên bên bán đặt lệnh dồn dập nên kết phiên, cổ phiếu này vẫn dư bán sàn hơn 4 triệu đơn vị, lùi về mức giá 23.600 đồng/cp. Sau phiên khớp lệnh kỷ lục 128 triệu đơn vị ngày 22/11, NVL tưởng chừng sẽ sớm được giải cứu khi cầu bắt đáy đã xuất hiện. Tuy nhiên, áp lực bán quá lớn khiến hàng nghìn tỷ đồng đổ vào cổ phiếu này như “muối bỏ bể”.

Trong thông báo mới nhất, Chứng khoán MBS cho biết sẽ bán giải chấp 3 triệu cổ phiếu NVL thuộc sở hữu của Công ty cổ phần NovaGroup từ ngày 22/11 thông qua khớp lệnh hoặc thỏa thuận. MBS cũng nhấn mạnh số lượng chứng khoán dự kiến bán giải chấp là ước tính tại thời điểm công bố thông tin, số lượng chứng khoán bán thực tế có thể ít hơn hoặc nhiều hơn do tình trạng tài khoản/ biến động thị trường và các nghĩa vụ theo quy định tại MBS thay đổi.

Tính từ đầu tháng 11 đến nay, cổ phiếu của Novaland đã giảm đến hơn 66%, tương ứng vốn hóa “bốc hơi” 90.500 tỷ đồng. Nếu so với đỉnh đạt được cuối tháng 6/2021, con số này thậm chí còn lên đến hơn 134.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, với 15 phiên sàn liên tiếp, NVL sẽ lần thứ 3 phải giải trình thông tin liên quan đến công ty có ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu trong chưa đầy một tháng. Đây là một kỷ lục vô tiền khoáng hậu của chứng khoán Việt Nam.

Cùng với NVL, PDR của Bất động sản Phát Đạt cũng duy trì trạng thái “trắng bên mua” 14 phiên liên tiếp. Cổ phiếu này đã lùi về mức giá 14.850 đồng/cp. Ngoài ra, trong rổ VN30 hôm nay còn có HPG nằm sàn, TPB, VIC, VHM, VPB giảm 2-3%.

Xét về nhóm ngành thì vật liệu xây dựng, chứng khoán, nông nghiệp là 3 nhóm giảm mạnh nhất. Nhóm vật liệu xây dựng do lực kéo của HPG, còn nhóm chứng khoán chứng kiến hàng loạt các mã giảm hết biên độ như HCM, FTS, IVS, DSC, CTS... Các mã duy trì tăng trần nhiều phiên trước như APS, SBS, PSI, SHS cũng đảo chiều giảm mạnh, cho thấy lực bán chốt lời.

Ngược lại, ngân hàng là nhóm giúp chỉ số không bị giảm sâu khi các mã lớn như ACB, BID, CTG, STB, TCB đều kết phiên trong sắc xanh, dù biên độ chênh lệch không đáng kể.

Nhìn chung trong phiên hôm nay, VN-Index giảm điểm với cây nến có thân nhỏ cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang giằng co mạnh. Khối lượng giao dịch sụt giảm mạnh thể hiện dòng tiền đã trở nên thận trọng hơn. Tuy nhiên có thể kỳ vọng đây chỉ là kết quả tạm thời do lực bán chốt lời, thị trường sẽ tích luỹ ở vùng hiện tại để tiếp tục đi lên.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
MWG không đáp ứng yêu cầu của rổ chỉ số VNDiamond khi kết quả kinh doanh xuống đáy.

MWG bị loại khỏi VNDiamond

Sở Giao dịch Chứng khoán khoán TP HCM (HoSE) vừa công bố thành phần chỉ số VNDiamond kỳ tháng 4/2023. Theo đó, MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động là trường hợp bị loại.