VN-Index ‘chốt sổ’ năm cũ vui vẻ, HPG điều chỉnh khi lỗ quý 4 kỷ lục

HPG VN INDEX
16:25 - 19/01/2023
Nhóm dịch vụ tài chính giao dịch tích cực.
Nhóm dịch vụ tài chính giao dịch tích cực.
0:00 / 0:00
0:00
VN-Index chinh phục thành công ngưỡng 1.100 điểm trong phiên giao dịch cuối cùng trước khi nhà đầu tư bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày. HPG điều chỉnh giảm sâu sau khi Hoà Phát ra thông tin về kết quả kinh doanh quý 4 với số lỗ nặng hơn cả quý 3.

Cụ thể, chỉ số sàn HoSE tăng gần 10 điểm lên mốc 1.108,08 điểm. HNX-Index tăng hơn 2 điểm lên mốc 219,87 điểm. UPCoM cũng tăng 0,5 điểm. Thanh khoản tiếp tục cải thiện với hơn 12.200 tỷ đồng được giao dịch khớp lệnh. Nếu tính cả giao dịch thoả thuận thì giá trị đạt hơn 13.000 tỷ đồng.

Khối ngoại giải ngân mạnh với việc mua ròng gần 800 tỷ đồng trên tổng số hơn 2.800 tỷ đồng giao dịch tại sàn HoSE. SSI dẫn đầu chiều mua ròng với giá trị hơn 121 tỷ đồng. Đây là phiên thứ 2 liên tiếp, cổ phiếu của công ty chứng khoán đầu ngành được khối ngoại gom vào.

Với chiều mua, nhà đầu tư nước ngoài còn gom ròng VIC và CTG hơn 70 tỷ đồng, VND và VCB hơn 60 tỷ đồng, VRE và MSN hơn 40 tỷ đồng, STB và VCG hơn 26 tỷ đồng.

Chiều bán, HPG dẫn đầu với giá trị bán ròng hơn 33 tỷ đồng, tiếp sau là DGC, PNJ, KBC, DCM, DXG...

Như vậy sau một thời gian liên tiếp mua vào, khối ngoại đã bán ra HPG. Tuy nhiên đây mới chỉ là diễn biến 1 phiên và khối lượng cũng không lớn lắm.

Cùng pha với khối ngoại, nhà đầu tư trong nước cũng bán mạnh cổ phiếu của Tập đoàn Hoà Phát khiến mã giảm sâu 2,5%, lùi về mức giá 21.150 đồng. Tính từ vùng đáy 12.000 đồng hồi đầu tháng 11/2022, HPG đã tăng giá hơn 80%, việc điều chỉnh do áp lực chốt lời cũng là điều dễ hiểu.

Mặt khác, HPG hôm nay có thể bị tác động tiêu cực sau khi Hoà Phát thông báo kết quả kinh doanh với con số lỗ ghi nhận gần 2.000 tỷ đồng trong quý 4, đánh dấu quý lỗ kỷ lục của doanh nghiệp này.

Lũy kế cả năm 2022, Hòa Phát đạt doanh thu 142.000 tỷ đồng, giảm 5% so 2021. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt hơn 8.400 tỷ đồng, chỉ bằng 24% so với năm 2021.

Với việc giảm sâu, HPG cũng chính là gánh nặng cho VN-Index. Tuy nhiên bù lại, nhiều bluechip lại tăng mạnh để trở thành “đôi cánh” giúp chỉ số bay cao. VCB có đóng góp lớn nhất với mức tăng 3,3%. SSI và BVH cũng tăng hơn 3%. MSN, VJC tăng hơn 2%.

Xét về nhóm ngành thì cũng chỉ có vật liệu xây dựng ở chiều giảm, chủ yếu do tác động của HPG. HSG đứng tham chiếu còn NKG vẫn tăng nhẹ. Nhiều mã khác giảm nhưng chỉ dưới 2%.

Ở chiều tăng, chứng khoán chính là ngành “bay” cao nhất với vốn hoá tăng 2,5%. Ngoài SSI, VND cũng tăng 3,7%, VIX tăng 2% còn VCI tăng 1%. Nhiều mã nhỏ bứt phá như VIG tăng trần, SBS tăng 7,3%, TIN tăng 6,9%, BMS tăng 5,6%, SHS tăng 4,2%... Chiều giảm chỉ có VUA -1,4%.

Ngành ngân hàng cũng là trợ lực lớn cho chỉ số khi chỉ có 2 mã ở chiều giảm là VBBVPB. Ngoài VCB thì ACB, BID, CTG, TPB cũng có đóng góp đáng kể khi đều tăng hơn 1% giá trị.

Với việc duy trì 7 phiên tăng điểm liên tiếp, VN-Index đã kết thúc năm 2022 Âm lịch theo đúng như nguyện vọng của nhà đầu tư. Các cây nến xanh liên tục xuất hiện trong suốt cả tuần cho thấy tâm lý nhà đầu tư trong ngắn hạn đang khá lạc quan.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.