VN-Index hướng đến mốc 1.280 điểm, mã VNM tăng đều 9 phiên liên tiếp

Cổ Phiếu CHỨNG KHOÁN
16:21 - 24/08/2022
VN-Index hướng đến mốc 1.280 điểm, mã VNM tăng đều 9 phiên liên tiếp
0:00 / 0:00
0:00
Thị trường tiếp tục tăng điểm phiên thứ 2 để tiến sát về ngưỡng cản 1.280 điểm, thị trường có thêm một phiên hồi phục tích cực về cả điểm số lẫn thanh khoản với lực kéo mạnh từ nhóm vốn hóa vừa và nhỏ.

Tiếp nối xu hướng hồi phục phiên trước đó, thị trường chứng khoán mở cửa phiên sáng trong sắc xanh với nỗ lực của nhóm vốn hóa lớn.

Kết phiên giao dịch ngày 24/8, VN-Index tăng 6,35 điểm (0,5%) lên 1.277,16 điểm; HNX-Index tăng 2,16 điểm (0,72%) lên 301,3 điểm; UPCoM-Index tăng 0,52 điểm (0,56%) lên 93,3 điểm.

Thị trường nhìn chung vẫn ghi nhận bên mua chiếm ưu thế hơn. Toàn sàn có 606 mã tăng điểm, trong khi chỉ có 336 mã giảm giá và 199 mã đứng tại tham chiếu.

Thanh khoản toàn thị trường cải thiện với tổng giá trị giao dịch đạt 17.927 tỷ đồng. Trong đó giá trị khớp lệnh sàn HoSE nhích nhẹ 2% so với hôm qua đạt hơn 12.800 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài cũng không giao dịch tích cực. Trên sàn HoSE, họ chỉ mua vào 798 tỷ và bán ra 960 tỷ, tương đương bán ròng 162 tỷ đồng. Lực bán tập trung vào DGC và SSI, trong khi lực mua lớn ở VNM.

Trong phiên giao dịch, mặc dù tâm điểm hút tiền thuộc về nhóm vốn hóa vừa và nhỏ nhưng không thể phủ nhận nỗ lực lấy lại sắc xanh của các cổ phiếu trong rổ VN30, đặc biệt là nhóm cổ phiếu vua.

Cụ thể, VCB ghi nhận mức tăng 2,24%, là cổ phiếu tác động tích cực nhất tới VN-Index. TCB tăng 1,16%, STB tăng 1,6%; các cổ phiếu khác như VPB, CTG, MBB, ACB, TPB, HDB, MSB, OCB đều tăng dưới 1%. Ở chiều ngược lại, BID, VIB, EIB, SHB LPB đều ghi nhận mức giảm khá khiêm tốn.

Trong khi đó, cổ phiếu các ngành năng lượng, hàng không và bán lẻ phân hóa: GAS tăng 0,26%, POW tăng 1,08%, PGV tăng 1,01% nhưng PLX lại giảm 0,45%; MWG và FRT lần lượt mất đi 0,15% và 0,79%giá trị trong khi PNJ tăng tới 2,36%; VJC đứng giá tham chiếu còn HVN tăng 2,58%.

Cổ phiếu chứng khoán giao dịch kém khả quan khi SSI giảm 0,59%, VND giảm 0,66%, VCI giảm 0,13%, HCM giảm 0,88%, VIX giảm 0,33%...

Cổ phiếu bất động sản phân hóa khá đều, đa phần biến động trong biên độ hẹp. Một số biến động mạnh có thể kể đến HDG tăng 2,4%, LDG tăng 2,75%, SZC tăng 4,09%.

Ở nhóm sản xuất, các cổ phiếu vốn hóa lớn như MSN, HPG, SAB đều ghi nhận sắc đỏ nhưng nhìn toàn cảnh, sắc xanh chiếm ưu thế lớn, trong đó DGC tăng 3,6%, GEX tăng 4,07%, DPM tăng 3,35%, DCM tăng 5,41%, PAN tăng kịch trần.

Đáng chú ý, cổ phiếu VNM - Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam tăng mạnh 2,5% lên mức giá 77.700 đồng/cổ phiếu - đóng góp tích cực kéo chỉ số cho VN-Index.

Trước đó, trong phiên hôm qua, cổ phiếu này cũng tăng mạnh 2,85%. Không chỉ vậy, VNM vẫn là một trong những cổ phiếu thanh khoản tốt nhất thị trường, với 300,2 tỷ đồng giá trị khớp lệnh đứng thứ 2 chỉ sau GEX. Trong 9 phiên vừa qua VNM tăng 9% giá trị, tức là trung bình mỗi ngày tăng 1%. Đó là điều cực kỳ hiếm, nhất là khi VN-Index hầu như không tăng trong 9 phiên này.

Trong các báo cáo gần đây, các công ty chứng khoán bắt đầu có đánh giá lạc quan hơn cho Vinamilk trong dài hạn. Theo SSI Research, các nhà đầu tư có thể xem xét lại cổ phiếu VNM nhờ dự báo công ty đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng 11% vào năm 2023 nhờ tỷ suất lợi nhuận cải thiện do giá sữa bột có xu hướng điều chỉnh giảm.

Số liệu từ Tổ chức thương mại sữa toàn cầu chỉ rõ, giá sữa bột nguyên kem, sữa bột tách kem và chất béo sữa dạng khan có sự điều chỉnh bắt đầu từ tháng 3. Kết hợp với việc tăng giá bán bình quân trong 6 tháng đầu năm, tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty sữa có thể cải thiện từ quý IV/2022.

Cũng với quan điểm giá bột sữa sẽ giảm, VnDirect cho rằng Vinamilk được hưởng lợi. Theo đó, biên lợi nhuận gộp của VNM có thể cải thiện 0,6-0,7% trong giai đoạn 2022-2023. Đơn vị này dự đoán công ty sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép lợi nhuận sau thuế khoảng 7,5% trong giai đoạn 2022-2025. Theo VnDirect, đây là mức tăng trưởng ổn định đối với một doanh nghiệp đã đạt mức lợi nhuận lớn từ 10.000-11.000 tỷ đồng như Vinamilk.

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.