VNDirect gọi tên 3 cổ phiếu dầu khí hấp dẫn trong thị trường nhiễu động

PV GAS DẦU KHÍ
16:05 - 17/12/2022
Ảnh minh họa: Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas, mã chứng khoán GAS).
Ảnh minh họa: Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas, mã chứng khoán GAS).
0:00 / 0:00
0:00
Các doanh nghiệp có sức khỏe tài chính vững mạnh, chiếm ưu thế trong lĩnh vực kinh doanh và hưởng lời từ môi trường giá dầu cao sẽ là lựa chọn thích hợp trong bối cảnh thị trường đầy biến động hiện nay.

Sau khi gây sốt hồi tháng 3/2022 nhờ diễn biến giá dầu tăng cao, nhóm cổ phiếu dầu khí dần hạ nhiệt. Mặc dù có nhiều nhịp phục hồi cùng sự trồi sụt của thị trường nhưng nhìn chung, các mã đều không thể về lại vùng đỉnh đã xác lập. Năm 2023 đang hứa hẹn nhiều triển vọng tươi sáng hơn, dầu khí có phải là ngành hấp dẫn để đầu tư?

Trong báo cáo ngành dầu khí phát hành ngành 16/12, Chứng khoán VNDirect cho biết, trong bối cảnh thị trường dầu thô toàn cầu thắt chặt, căng thẳng giữa Nga và Ukraine càng làm trầm trọng thêm tình trạng đó, đẩy giá dầu Brent chạm mức cao kỷ lục kể từ năm 2008 là 139,13 USD/thùng vào tháng 3/2022.

Sau đó, giá dầu Brent hạ nhiệt dần về cuối năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao nhất trong 8 năm qua (trên 90 USD/thùng). Nhóm phân tích dự báo giá dầu Brent sẽ duy trì quanh mức này trong thời gian còn lại của năm nay, tương ứng với mức giá trung bình năm 2022 là 100 USD/thùng.

Đối với năm 2023, VNDirect cho rằng nhu cầu dầu thô toàn cầu có thể sẽ giảm tốc do những trở ngại đến từ đồng USD mạnh hơn, chính sách zero-Covid của Trung Quốc và cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine. Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) dự báo nhu cầu toàn cầu sẽ tăng 1 % so với 2022, đạt mức trung bình 101,0 triệu thùng/ngày cho cả năm 2023 (so với mức tăng 2,2% trong năm 2022).

Tuy nhiên, ít có khả năng thị trường rơi vào tình trạng dư cung giúp hỗ trợ giá dầu duy trì ở mức cao trong năm tới, bởi những trở ngại từ phía nguồn cung (do khủng hoảng Nga – Ukraine và sự can thiệp của OPEC+). “Về cơ bản, chúng tôi kỳ vọng giá dầu Brent trung bình sẽ đạt khoảng 90 USD/thùng vào năm 2023”, nhóm phân tích nêu.

Giá dầu Brent duy trì ở mức cao sau khủng hoảng Nga – Ukraine. Đơn vị: USD/thùng
Giá dầu Brent duy trì ở mức cao sau khủng hoảng Nga – Ukraine. Đơn vị: USD/thùng

Do giá dầu dự kiến sẽ tiếp tục ở mức cao, VNDirect cho rằng nhu cầu đối với các dịch vụ dầu khí sẽ tăng dần trong những năm tới. Bên cạnh đó, Luật Dầu khí sửa đổi hứa hẹn sẽ giúp thu hút đầu tư vào phân khúc thượng nguồn tại Việt Nam. Một số dự án thăm dò và khai thác (E&P) như Lô B, Nam Du – U Minh và Kình Ngư Trắng sẽ có khả năng khởi động trong vòng 2 năm tới, trước hết sẽ mang lại nhiều cơ hội việc làm hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ dầu khí (EPC, khoan).

Đối với lĩnh vực phân phối xăng dầu, 2022 là một năm khó khăn do sự bất ổn của thị trường đến từ sự cố tại lọc dầu Nghi Sơn trong 6 tháng đầu năm và các chi phí liên quan tăng cao trên toàn cầu. Sang năm, VNDirect đánh giá cao tiềm năng phục hồi của các nhà phân phối lớn nhờ nguồn cung trong nước ổn định trở lại, điều chỉnh chi phí định mức tính giá xăng dầu và nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ngày càng tăng tại Việt Nam.

Lĩnh vực vận tải dầu khí hưởng lợi theo đà tăng giá cước, khi cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine đang định hình lại dòng chảy thương mại dầu thô toàn cầu. Tại nội địa, nhu cầu vận tải trong nước cũng sẽ tăng dần trong vài năm tới nhờ việc 2 nhà máy lọc dầu Bình Sơn (BSR) và Nghi Sơn (NSR) hoạt động hết công suất và nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ngày càng tăng tại Việt Nam.

Theo đà tăng giá cước tàu chở dầu trên toàn cầu, các doanh nghiệp vận tải tham gia nhiều vào thị trường quốc tế và nắm vị trí dẫn đầu tại thị trường nội địa như PVT sẽ được hưởng lợi chính.

Với lĩnh vực lọc dầu, Crack spreads (sự chênh lệch giữa giá của một thùng dầu thô và sản phẩm hóa dầu từ nó) dự kiến sẽ duy trì ở mức cao, là tín hiệu tốt cho các nhà máy lọc dầu. Tuy nhiên lợi nhuận ròng của các nhà máy có thể sẽ giảm đáng kể trong năm 2023 từ mức cao kỷ lục của năm 2022.

Mặc dù biên lợi nhuận lọc dầu sẽ giảm trong năm 2023 nhưng VNDirect cho rằng vẫn sẽ duy trì ở mức cao so với trước khủng hoảng Nga – Ukraine do: Nhu cầu phục hồi sau đại dịch, thị trường dầu thô và xăng dầu thành phẩm tiếp tục thắt chặt do cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine kéo dài, đặc biệt là ở châu Âu, và việc cắt giảm phát thải carbon sẽ làm hạn chế sự gia tăng công suất lọc dầu trong dài hạn.

Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Việt Nam dự kiến tăng 5,5% mỗi năm trong giai đoạn 2022-2030.
Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Việt Nam dự kiến tăng 5,5% mỗi năm trong giai đoạn 2022-2030.

Trong bối cảnh bất ổn kinh tế vĩ mô gia tăng, VNDirect cho rằng doanh nghiệp có tình hình tài chính vững mạnh và rủi ro tối thiểu trước việc đồng USD mạnh hơn sẽ không chỉ dễ dàng vượt qua khó khăn mà còn có thể hưởng lợi từ môi trường lãi suất cao. Như vậy, PVS OIL sẽ là những doanh nghiệp được hưởng lợi chính.

Ngược lại, một số doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy cao (như PVD, PVT và PVC) sẽ gặp khó khăn khi lãi suất tăng. Đặc biệt, PVD sẽ chịu áp lực lớn từ lãi suất tăng trong bối cảnh hoạt động kinh doanh cốt lõi phục hồi chậm.

Còn về rủi ro tỷ giá, vì hầu hết các sản phẩm của các doanh nghiệp dầu khí đều được tính theo đồng USD, doanh thu của các doanh nghiệp này sẽ tăng cùng chiều với đồng USD. Điều này có thể bù đắp cho các khoản lỗ tỷ giá do đánh giá lại khoản vay nợ bằng USD cho vốn lưu động. Do đó, có rất ít rủi ro cho việc đồng USD tăng giá đối với các doanh nghiệp như GAS, PVS và BSR.

Mặt khác, một số doanh nghiệp hạ nguồn như PLX, OIL sẽ đối mặt với rủi ro từ việc đồng USD mạnh lên do giá xăng dầu đầu vào được neo theo đồng USD trong khi giá bán sản phẩm tính theo đồng VND. Bên cạnh đó, các công ty có tỷ trọng nợ vay USD cao như PVD và PVT sẽ gặp rủi ro lỗ tỷ giá cao hơn các doanh nghiệp khác khi đồng USD tăng giá.

Các doanh nghiệp với vị thế tiền mặt ròng dồi dào và tỷ lệ nợ/vốn chủ hữu thấp sẽ được hưởng lợi từ đà tăng lãi suất.
Các doanh nghiệp với vị thế tiền mặt ròng dồi dào và tỷ lệ nợ/vốn chủ hữu thấp sẽ được hưởng lợi từ đà tăng lãi suất.
Mức độ tác động của đà lãi suất tăng sẽ phụ thuộc vào tỷ trọng đóng góp của thu nhập lãi thuần vào kết quả kinh doanh.
Mức độ tác động của đà lãi suất tăng sẽ phụ thuộc vào tỷ trọng đóng góp của thu nhập lãi thuần vào kết quả kinh doanh.

Từ những phân tích trên, VNDirect đánh giá tiềm năng với các doanh nghiệp có sức khỏe tài chính vững mạnh, chiếm ưu thế trong lĩnh vực kinh doanh của họ và có thể hưởng lợi từ môi trường giá dầu cao như GAS và PVS. Ngoài ra, nhóm phân tích cũng tin rằng doanh nghiệp phân phối xăng dầu lớn như PLX sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2023.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.