VPBank là ngân hàng phát hành nhiều trái phiếu nhất năm 2021

TRÁI PHIẾU Việt nAM
12:47 - 04/06/2022
0:00 / 0:00
0:00
Trong số 20 doanh nghiệp phát hành nhiều trái phiếu nhất năm 2021 theo Bộ Tài chính "điểm danh" có 13 ngân hàng, với lượng phát hành 188.013 tỷ đồng trái phiếu, chiếm tỷ trọng 79%. VPBank dẫn đầu các ngân hàng về lượng phát hành trái phiếu với 22.700 tỷ đồng.

Ghi nhận trong báo cáo về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2021 mà Bộ Tài chính gửi tới Thủ tướng Chính phủ, có 13 ngân hàng thương mại cổ phần đã phát hành tổng cộng hơn 188.013 tỷ đồng trái phiếu (tương đương 7,7 tỷ USD). Các ngân hàng phát hành trái phiếu trong năm 2021 nhằm đẩy mạnh huy động vốn trung và dài hạn, cải thiện hệ số an toàn vốn và chuẩn bị nguồn vốn sẵn sàng cho nhu cầu phục hồi kinh tế trong năm 2022.

Cụ thể, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank) đứng đầu với số phát hành lớn 22.700 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD); Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) là 22.200 tỷ đồng; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 18.847 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) 17.500 tỷ đồng; Tiền Phong Bank (TPBank) 17.100 tỷ đồng; Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) là 15.990 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 12.400 tỷ đồng; Ngân hàng Phương Đông (OCB) và Ngân hàng An Bình (ABBank) 11.000 tỷ đồng.

Trong số 20 doanh nghiệp có lượng phát hành trái phiếu nhiều nhất 2021 có 3 ngân hàng quốc doanh góp mặt vào danh sách là BIDV (xếp vị trí thứ 3), Vietcombank (vị trí thứ 14) và Agribank (vị trí thứ 20).

Liên quan đến hoạt động trái phiếu doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra tình hình và hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng trong hệ thống. Hoạt động trên nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong các công điện về tăng cường quản lý giám sát, thanh tra, kiểm tra thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng đã lên kế hoạch thanh tra 8 ngân hàng thương mại gồm Techcombank, HDBank, TPBank, SHB, PVComBank, VietBank, SeABank và Baoviet Bank. Theo đó, đoàn thanh tra giám sát cũng đã báo cáo người ra quyết định thanh tra và trình Thống đốc NHNN báo cáo kết quả thanh tra, bổ sung nội dung thanh tra hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan đến đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng.

Đồng thời, kết quả thanh tra cũng được gửi tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để xử lý các sai phạm liên quan đến việc sử dụng vốn huy động qua phát hành trái phiếu của các tổ chức phát hành.

Đến thời điểm tháng 4/2022, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng đã tiến hành thanh tra tại 7 ngân hàng. Riêng Ngân hàng Bảo Việt không thực hiện thanh tra với lý do Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra với ngân hàng này.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.