Xuất khẩu cao su 11 tháng tăng trưởng khá, đạt gần 3 tỷ USD

Cao su XUẤT KHẨU
13:32 - 07/12/2022
Cao su giữ vị trí mặt hàng xuất khẩu tỷ USD năm 2022.
Cao su giữ vị trí mặt hàng xuất khẩu tỷ USD năm 2022.
0:00 / 0:00
0:00
Lũy kế 11 tháng năm 2022, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,86 triệu tấn, trị giá 2,93 tỷ USD, tăng 9,1% về lượng và tăng 3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tháng 11/2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 240 nghìn tấn, trị giá 328 triệu USD, tăng 7,3% về lượng và tăng 4,6% về trị giá so với tháng 10/2022.

So với tháng cùng kỳ năm trước, xuất khẩu cao su tăng 13,6% về lượng, nhưng giảm 8,4% về trị giá. Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.366 USD/tấn, giảm 2,6% so với tháng 10/2022 và giảm 19,3% so với tháng 11/2021.

Lũy kế 11 tháng năm 2022, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,86 triệu tấn, trị giá 2,93 tỷ USD, tăng 9,1% về lượng và tăng 3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 10 tháng qua, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 69,5%, 7,1% và 2,6%.

Giá trị xuất khẩu cao su tăng mạnh nhất tại thị trường Nga với mức tăng 44,4% so với cùng kỳ năm 2021. Ngược lại, thị trường có giá trị xuất khẩu cao su giảm mạnh nhất là Tây Ban Nha, giảm 39,3%.

Thời gian qua, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc gặp khó khăn do nước này phải đối mặt với khủng hoảng bất động sản, các đợt nắng nóng làm gián đoạn hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, các biện pháp hạn chế để phòng chống Covid-19 cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp và tiêu thụ. Thời gian tới, dự đoán giá cao su sẽ phục hồi trở lại sau khi Chính phủ Trung Quốc cam kết đưa ra các chính sách theo từng giai đoạn để ổn định kinh tế và phục hồi tiêu dùng.

Hiệp hội Cao su Việt Nam nhận định, trong tháng cuối năm, xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn gặp khó khăn do đồng USD đã bước vào chu kỳ tăng giá như một tài sản trú ẩn trước lạm phát. Cao su cũng không ngoại lệ khi giá mủ có diễn biến giảm trong giai đoạn đồng USD tăng mạnh.

Ở chiều ngược lại, khối lượng nhập khẩu cao su tháng 11/2022 đạt 220 nghìn tấn với giá trị đạt 265 triệu USD. Đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu cao su 11 tháng đầu năm 2022 đạt gần 2,03 triệu tấn và 2,93 tỷ USD, tăng 10,1% về khối lượng và tăng 13,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, khối lượng nhập từ Campuchia lớn nhất chiếm 47,9% thị phần, Hàn Quốc là 10,5% và Trung Quốc đạt 9,4%. Đây là 3 thị trường cung cấp cao su chính cho Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2022. So với cùng kỳ năm 2021, giá trị nhập khẩu cao su từ 3 thị trường này đều tăng, mức tăng lần lượt là: 15,3%, 13,4% và 50%

Tại thị trường trong nước, trong tháng 11/2022, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước biến động nhẹ. Giá thu mua mủ tự nhiên tại Bình Phước những ngày đầu tháng 11 tăng nhẹ lên 265 đồng/độ, về cuối tháng quay đầu giảm xuống còn 260 đồng/độ. Giá mủ cao su dạng nước tại Đồng Nai tiếp tục giữ vững mức 10.500 đồng/kg.

Giá thu mua cao su của nhà máy cũng diễn biến tăng nhẹ trong tháng, song vẫn ở mức thấp, dao động từ 230 – 275 đồng/độ tùy từng nhà máy, tăng 5 đồng/độ so với tháng 10.

Giá thu mua của Công ty cao su Phú Riềng (Bình Phước) ở mức 265 – 275 đồng/TSC, tăng 5 đồng/TSC so với cuối tháng 10/2022; Công ty cao su Phước Hòa (Bình Dương) giữ ở mức 271 - 275 đồng/TSC; Công ty cao su Mang Yang (Gia Lai) thu mua với giá 230 – 240 đồng/TSC.

Tin liên quan

Đọc tiếp