Xuất khẩu gạo sang thị trường lớn nhất của Việt Nam có thể giảm

XNK Việt nAM
11:05 - 15/02/2022
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc hụt hơi trong tháng đầu năm 2022 - Ảnh: minh họa
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc hụt hơi trong tháng đầu năm 2022 - Ảnh: minh họa
0:00 / 0:00
0:00
Nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là Philippines có thể tạm dừng nhập khẩu gạo trong tháng ba hoặc tháng tư năm nay, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Theo Chủ tịch Hội doanh nhân Trẻ tỉnh Vĩnh Long, ông Nguyễn Văn Thành, trong tháng ba hoặc tháng tư Philippines có khả năng sẽ dừng mua gạo sớm do nguồn cung trong nước của Philippines đã tương đối ổn định.

Trong đợt dịch vừa qua, Philippines và các nước nhập khẩu gạo Việt Nam tập trung vào vấn đề an ninh lương thực. Nguồn tạm trữ của thị trường này cũng tương đối ổn định, nên đến cuối năm lượng tồn kho còn lớn. Do vậy, tình hình nhập khẩu gạo của nước này cũng sẽ có sự thay đổi so với mọi năm.

Trước đó vào tháng 12/2021, Philippines từng tuyên bố sẽ tạm dừng nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) kiêm Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Intimex Group ông Đỗ Hà Nam, tuyên bố này là điều không đáng lo ngại vì thời gian trước Philippines cũng từng nhiều lần tạm dừng nhập gạo.

Trong khi thị trường này vẫn có sự phụ thuộc lớn vào các thị trường xuất khẩu gạo khi địa hình hải đảo của họ không phù hợp sản xuất lúa mà nhu cầu trong nước lại cao.

Trong khi đó, thị trường nhập khẩu gạo đứng thứ 2 của Việt Nam năm 2021 là Trung Quốc cũng đã có sự sụt giảm đáng kể vào tháng 1/2022. Nhiều thương nhân tại Trung Quốc đang muốn nhập khẩu gạo Việt Nam do được giá, tuy nhiên chính phủ Trung Quốc lại muốn hạn chế tồn kho, tránh rủi ro. Ngoài ra Trung Quốc cũng muốn tạo thêm cơ hội cho người cung cấp trong nước.

Tính đến hết năm 2021, Philippines vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam khi đạt 2,4 triệu tấn, trị giá 1,2 tỷ USD: chiếm tỷ trọng 39% về lượng và 38% về trị giá. Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc đạt 1,05 triệu tấn, trị giá 522 triệu USD; chiếm tỷ trọng 16% về lượng và 15% về trị giá. Đứng thứ ba là Ghana đạt 678.478 tấn, trị giá 393 triệu USD; tiếp theo là Bờ Biển Ngà đạt 428.264 tấn, trị giá 218 triệu USD…

Nhìn chung, hai thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm qua đều có sự tăng trưởng đáng kể về lượng và trị giá so với năm 2020. Với thị trường Bờ Biển Ngà ghi nhận sự sụt giảm về lượng nhưng lại tăng về giá trị (năm 2020 thị trường này nhập khẩu gạo từ Việt Nam đạt 445.961 tấn, trị giá 207 triệu).

Bước sang đầu năm 2022, cán cân thương mại đã có sự thay đổi. Điểm đáng lưu ý là thị trường Trung Quốc từ vị trí nhập khẩu gạo Việt Nam đứng thứ hai đã tụt xuống vị trí thứ ba về kim ngạch, nhường chỗ cho Bờ Biển Ngà trong tháng 1/2022.

Cụ thể, đứng đầu là thị trường Philippines khi đạt 234.050 tấn, tương đương 110,2 triệu USD; chiếm 46% trong tổng lượng và chiếm 44% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam tháng 1/2022. So với tháng 12/2021, xuất khẩu gạo sang Philippines đã tăng 54,4% về lượng; tăng 46,6% về kim ngạch và giảm 5% về giá. So với cùng kỳ năm 2021 cũng tăng trưởng mạnh khi tăng 37,8% về lượng và tăng 20,6% về kim ngạch, đồng thời giảm 12,5% về giá.

Trong khi đó, tháng 1/2022 Bờ Biển Ngà chiếm 11,8% trong tổng lượng và chiếm 9,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam với trị giá tương đương 23.3 triệu USD, vươn lên thành thị trường nhập khẩu thứ hai của Việt Nam vốn thuộc về Trung Quốc. Còn thị trường Trung Quốc trong tháng đầu năm 2002 chiếm 7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes Royal Island khuynh đảo thị trường

Vinhomes Royal Island khuynh đảo thị trường

Với việc ra mắt chính thức siêu phẩm Thành phố đảo Hoàng gia trên “chợ trực tuyến” Vinhomes Market, Vinhomes mở ra một hướng đi mới cho thị trường bất động sản, đặc biệt là trong bối cảnh giao dịch trực tuyến đang là xu hướng chủ đạo với mọi lĩnh vực.