Xuất khẩu tôm Việt Nam đạt trị giá cao nhất trong nửa thập kỷ

Tôm Việt nAM
14:16 - 24/05/2022
Xuất khẩu tôm Việt Nam đạt trị giá cao nhất trong nửa thập kỷ
0:00 / 0:00
0:00
Theo số liệu từ VASEP, 4 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD, đây được ghi nhận là mức ghi nhận trong vòng 5 năm trở lại đây.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 4/2022, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 422 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 1,4 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ.

VASEP cho biết, xuất khẩu tôm vẫn giữ ổn định tăng trưởng nhờ nhu cầu thị trường cao và giá xuất khẩu tốt. Nhu cầu tại các thị trường hồi phục sau giai đoạn căng thẳng của dịch bệnh Covid-19, nguồn cung tại các thị trường không đủ đáp ứng, lạm phát giá gia tăng. Xung đột Nga và Ukraine cũng góp phần làm xáo trộn nguồn cung thủy sản toàn cầu, trong đó bao gồm mặt hàng tôm.

Trong quý II//2022, dự kiến kim ngạch xuất khẩu tôm dự báo tiếp tục tăng khoảng 12% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 1,2 tỷ USD.

Top 5 thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc đều ghi nhận tăng trưởng, từ 15% đến 91% trong 4 tháng đầu năm.

Hoa Kỳ là thị trường đơn lẻ nhập khẩu nhiều tôm nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 16%. Trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ đạt trên 291 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ. Theo VASEP, thị trường này đang cần nguồn thực phẩm cung ứng cho mùa hè và nguồn hàng dự trữ cho mùa thu.

Tôm là sản phẩm thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất ở Hoa Kỳ nhờ dễ chế biến tại nhà và được ưa chuộng trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm. Mức tiêu thụ tôm trung bình của người Hoa Kỳ đạt khoảng 5 pao/người trong năm 2020 (1 pao = 0.45kg).

Tuy nhiên lạm phát tại Hoa Kỳ tăng cao, tồn kho nhiều sau khi nhập số lượng lớn những tháng đầu năm, có thể khiến nhập khẩu tôm của nước này trong tháng 4 và 5 năm nay chững lại.

Trong tháng 3/2022, Hoa Kỳ nhập khẩu 76.626 tấn tôm, trị giá trên 729 triệu USD, tăng lần lượt 22% và 39% so với cùng kỳ năm trước. Giá trung bình nhập khẩu tôm vào Hoa Kỳ trong tháng 3/2022 đạt 9,52 USD/kg, tăng so với 8,36 USD/kg của tháng 3/2021.

Tại thị trường EU, tôm Việt có lợi thế cạnh tranh rất lớn do đảm bảo về chất lượng. Hiện nay, tôm Việt đã tiếp cận được với phân khúc cao cấp của thị trường EU. Chia sẻ tại Hội nghị giao thương thủy sản Việt Nam - EU 2022 ngày 25/4, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO bà Lê Hằng cho biết, tôm Việt hiện đã được đưa vào siêu thị, chợ và dịch vụ thực phẩm cao cấp của châu Âu nhờ đạt được các chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài ra, so với các thị trường có tôm giá rẻ như Ecuador và Ấn Độ, Việt Nam còn có lợi thế khi có các EVFTA. Đến năm 2024, tôm Việt vào thị trường này sẽ được hưởng mức thuế 0%. Như vậy, Việt Nam sẽ vừa có lợi thế về chất lượng tôm (kích cỡ to hơn, đạt chuẩn các tiêu chuẩn…) vừa có lợi thế về giá thành sản phẩm.

Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 4 của Việt Nam. Tháng 4/2022, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng tới 128%, đạt 81 triệu USD. Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt hơn 187 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ.

Covid - 19 bùng phát mạnh tại Trung Quốc và chính sách “Zero Covid” khiến cho xuất khẩu tôm sang thị trường này gặp nhiều ách tắc. Tuy nhiên, vì nhiều nhà máy tại Trung Quốc bị đóng cửa, sản xuất bị đình trệ, nên thị trường này cũng thiếu hụt nguồn cung tôm cho tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu.

Do vậy, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này ghi nhận tăng trưởng bất chấp những thách thức trên. VASEP dự kiến, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc các tháng tiếp theo vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh.

Trong bối cảnh hiện tại, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam đã lên kế hoạch sản xuất, tận dụng cơ hội từ thị trường. Theo nhận được của một số doanh nghiệp, nhu cầu cũng như sự quan tâm của khách hàng quốc tế đối với tôm Việt Nam trong thời điểm hiện tại cũng tăng lên rõ rệt, thể hiện qua các hội chợ thủy sản quốc tế như Hội chợ Triển lãm Thủy sản Bắc Hoa Kỳ diễn ra vào tháng 3/2022 và Triển lãm Thuỷ sản Toàn cầu diễn ra vào cuối tháng 4/2022.

Trong năm nay, các công ty xuất khẩu tôm cũng đua nhau đặt ra kế hoạch chỉ tiêu sản xuất lớn. Trong đó, Sao Ta đặt chỉ tiêu cho tôm thành phẩm chế biến là 25.000 tấn, tôm thành phẩm tiêu thụ là 20.000 tấn. Theo đó, doanh thu thuần hợp nhất công ty đặt ra trong năm 2022 là 5.290 tỷ đồng.

Camimex Group đặt kế hoạch chỉ tiêu xuất khẩu năm nay là 160 triệu USD với sản lượng sản xuất là 13.000 tấn thành phẩm. Từ đó, tổng doanh thu Camimex hướng đến là 3.900 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: Lê Hồng Nhung - Mekong ASEAN

Giá thực phẩm thế giới giảm tháng thứ 7 liên tiếp

Theo báo cáo của Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc (FAO), giá lương thực thực phẩm thế giới tiếp tục giảm trong tháng 2/2024, tháng thứ bảy liên tiếp duy trì xu thế đi xuống. Trong đó, tất cả các loại ngũ cốc thiết yếu đều giảm, bất chấp giá đường và thịt tăng.
Xuất khẩu chè tháng 1/2024 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu chè tháng 1/2024 tăng trưởng mạnh

Tháng 1/2024, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 12.398 tấn, trị giá hơn 21 triệu USD, giảm 9,7% về lượng và 10% về trị giá so với tháng trước nhưng tăng khoảng 85% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ 2023, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.
Tín hiệu hồi phục của ngành F&B tại Việt Nam

Tín hiệu hồi phục của ngành F&B tại Việt Nam

Ngành kinh doanh ẩm thực và đồ uống (F&B) Việt Nam đã trải qua năm 2023 vô cùng khó khăn, được giới chuyên gia nhận định là “kỳ kiểm tra” tiếp theo sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, cuối năm các tín hiệu tích cực đã xuất hiện báo hiệu sự phục hồi mạnh mẽ.