Back to homepage
26/01/2023 11:34
Dòng chảy M&A: Trầm lắng nhưng không 'ngủ đông'

Năm 2022, thị trường M&A tại Việt Nam đã chứng kiến nhiều cú bắt tay hợp tác trong các thương vụ mua bán, sáp nhập lớn, điển hình như CapitaLand bán tòa nhà văn phòng Capital Place tại Hà Nội với giá 523 triệu USD.

Một số thương vụ lớn khác có thể kể đến như công ty năng lượng tái tạo EDPR mua lại cụm dự án điện mặt trời công suất 200 MW của Tập đoàn Xuân Thiện với giá 284 triệu USD, Công ty The Sherpa thuộc Masan đầu tư 261 triệu USD vào thương hiệu đồ uống Phúc Long, vụ Warburg Pincus đầu tư 250 triệu USD vào Novaland…

Theo thống kê từ KPMG tại Việt Nam – một trong 4 công ty kiểm toán và tư vấn lớn nhất trên thế giới, trong 10 tháng đầu năm, các nhà đầu tư Việt Nam đã chi ra 1,3 tỷ USD để thực hiện các thương vụ M&A, chiếm tổng cộng 23% tổng quy mô các vụ mua bán sáp nhập tại đây, tính đến tháng 10/2022.

Đến hết tháng 10 năm 2022, có 345 thương vụ M&A diễn ra tại Việt Nam với tổng giá trị giao dịch khoảng 5,7 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2021, tổng giá trị giao dịch M&A đã giảm hơn 35%, theo KPMG.

Trước sự sụt giảm đáng kể của các thương vụ kể từ nửa cuối năm nay, TS. Nguyễn Công Ái, Phó Tổng Giám đốc, Bộ phận Tư vấn thương vụ, Công ty kiểm toán và tư vấn KPMG Việt Nam nhận định, cả năm 2022 là một bức tranh không mấy tươi sáng với thị trường M&A tại Việt Nam.

“Tuy nhiên thị trường M&A sẽ trầm lắng nhưng không có nghĩa là đang ngủ đông. Từ năm 2023 trở đi, thị trường này vẫn sẽ tiếp tục hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội mới, bất chấp những lo ngại từ khó khăn kéo dài của nền kinh tế toàn cầu. , TS. Nguyễn Công Ái cho biết.

Dòng chảy M&A: Trầm lắng nhưng không 'ngủ đông'

Theo báo cáo của KPMG, tính đến hết tháng 10/2022, thị trường M&A toàn cầu ghi nhận 8.258 thương vụ trị giá 544 tỷ USD, giảm so với 9.605 thương vụ cùng kỳ năm 2021. Riêng tại Việt Nam, tổng giá trị giao dịch M&A chỉ dừng ở mức 5,7 tỷ USD, giảm 35,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trao đổi với Mekong ASEAN, TS. Nguyễn Công Ái cho biết, bước sang năm 2022, nền kinh tế toàn cầu lại chuyển từ trạng thái “thừa tiền” sang “thiếu tiền”, điều này đã khiến thị trường M&A trên toàn cầu rơi vào trầm lắng.

Dù vậy, cũng phải kể đến những thương vụ lớn đã giúp thị trường M&A trở nên sôi động hơn, ông Nguyễn Công Ái nhận xét.

Chẳng hạn như Công ty TNHH Sherpa (thuộc Tập đoàn Masan) mua lại 85% vốn của chuỗi đồ uống Phúc Long Heritage với giá 280 triệu USD.

Hay thương vụ giữa Seletar Investments, Seatown Private Capital Master Fund và Periwinkle (Singapore) đã mua lại 36% cổ phần của Golden Gate với trị giá khoảng 234 triệu USD. Trong đó, Seatown là quỹ đầu tư của Seatown Holdings tại Singapore, đồng thời cũng là thành viên của Temasek.

Dòng chảy M&A: Trầm lắng nhưng không 'ngủ đông'
Dòng chảy M&A: Trầm lắng nhưng không 'ngủ đông'

Minh chứng rõ nét là một số lĩnh vực vẫn thu hút nhiều khoản đầu tư như ngành hàng tiêu dùng (1,2 tỷ USD), bất động sản (gần 1 tỷ USD), sản phẩm công nghiệp (800 triệu USD). Đặc biệt, ngành năng lượng tái tạo đang trở nên ngày càng hấp dẫn trong 10 tháng đầu năm 2022 nếu xét về tăng trưởng giá trị, đạt gần 600 triệu USD, tăng khoảng 6 lần so với cả năm 2021.

Với triển vọng của kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn, thời điểm này được cho là cơ hội cho các nhà đầu tư có tiền thực hiện mua các dự án hấp dẫn, với định giá hợp lý hơn. Điều này sẽ giúp các khoản đầu tư thông qua M&A sắp tới ghi nhận những kết quả tích cực, tạo thêm động lực cho bên mua.

Dòng chảy M&A: Trầm lắng nhưng không 'ngủ đông'
Dòng chảy M&A: Trầm lắng nhưng không 'ngủ đông'

Trong bài phát biểu tại Hội nghị nhà đầu tư năm 2022 gần đây, ông Mark Ridley, Tổng Giám đốc điều hành của Savills Global từng nhận xét, Việt Nam ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư trên khắp thế giới, bởi những cơ hội tăng trưởng tốt ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu đứng trước nguy cơ suy thoái.

Các phương án hỗ trợ doanh nghiệp và kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ Việt Nam đã ổn định tình hình kinh tế và đảm bảo an ninh xã hội. Hai yếu tố này tạo dựng niềm tin cho các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam.

Một trong các lý do khiến dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam vì giới đầu tư cần đa dạng hoá sản xuất.

Số vốn đầu tư nước ngoài vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố cho thấy những tín hiệu khởi sắc. Tính đến ngày 20/11/2022, nhà đầu tư nước ngoài đã rót 25,1 tỷ USD vào Việt Nam. Đến nay, đã có 107 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, trong đó Singapore dẫn đầu với tổng số vốn đầu tư hơn 5,78 tỷ USD.

Một điểm đáng chú ý là tính thực chất của dòng vốn có những tín hiệu tích cực rõ nét, thể hiện qua con số giải ngân vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong 11 tháng năm 2022 đạt trên 19,68 tỷ USD, mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Cùng với đó, tỷ lệ vốn FDI thực hiện trên vốn đăng ký ghi nhận mức kỷ lục đạt hơn 78,4%, có nghĩa là trong cùng 1 thời điểm, cứ trên 10 đồng đăng ký thì số vốn giải ngân đã là 8 đồng. Nếu tỷ lệ này tiếp tục được duy trì bền vững, đây sẽ là minh chứng rõ nhất cho sức hút cũng sự hiệu quả của dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã bắt đầu thực thi chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030 với nhiều thể chế, chính sách “bệ đỡ” vững chắc dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và các hoạt động M&A nói riêng. Khối ngoại, tiêu biểu là các nhà đầu tư đến từ Singapore, Mỹ, Hàn Quốc và Tây Ban Nha (trong nhóm 5 nhà đầu tư hàng đầu thị trường), vẫn đóng góp đến hơn 40% tổng giá trị thương vụ trong năm 2022.

Dòng chảy M&A: Trầm lắng nhưng không 'ngủ đông'

Theo KPMG, năm 2022 là năm tiêu biểu của các thương vụ đến từ bất động sản, năng lượng tái tạo và tiêu dùng. Trong đó, năng lượng tái tạo là một trong những ngành nhận được sự quan tâm đặc biệt từ nhà đầu tư quốc tế đang tìm kiếm cơ hội gia tăng sự hiện diện ở Việt Nam.

10 tháng của năm 2022, M&A trong ngành năng lượng tái tạo có sự gia tăng vượt trội, số lượng giao dịch tăng gấp đôi, tổng giá trị giao dịch đạt 676 triệu USD, tăng gấp 5 lần so với năm 2021. Như vậy, với xu hướng chuyển trọng tâm sang lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo đang có cơ hội lớn để thu hút dòng vốn đầu tư.

Tháng 6/2022, tờ The Economist của Anh có bài viết nhận định Việt Nam là một điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á về việc từ bỏ nhiên liệu hoá thạch và chuyển đổi sang năng lượng sạch. Kết quả khảo sát được The Economist phân tích, trong 4 năm tính đến năm 2021, tỷ trọng điện lượng mặt trời tại Việt Nam đã tăng từ mức thực tế gần như bằng 0 lên 11%. Đây không chỉ là tốc độ tăng nhanh hơn hầu hết các quốc gia trên thế giới, mà tỷ trọng này còn cao hơn so với các nền kinh tế lớn như Nhật Bản hay Pháp.

Dòng chảy M&A: Trầm lắng nhưng không 'ngủ đông'

Về dự báo thị trường trong năm 2023, TS. Nguyễn Công Ái cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều lo ngại về sự bất ổn của kinh tế toàn cầu, song thị trường M&A năm tới vẫn chứa đựng nhiều cơ hội toả sáng.

Ngoài lĩnh vực năng lượng tái tạo, Phó Tổng Giám đốc KPMG dự báo, trong năm tới đây, đặc biệt ngành tài chính – ngân hàng sẽ trở thành lĩnh vực nhận được nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư lớn và có cơ hội chốt “deal” trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Một số lĩnh vực khác cũng được ông Nguyễn Công Ái nhắc tới như bất động sản, logistics, bán lẻ, sản xuất các sản phẩm tiêu dùng nhanh,… sẽ tiếp tục mang lại nhiều tiềm năng thu hút nguồn vốn ưu tiên từ các quốc gia đến từ Châu Á, trong đó có các nước ASEAN như Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia.

Nhận định này cũng được Công ty tư vấn BDA Partners đưa ra trong bài phân tích “M&A tại Việt Nam lấy đà sau Covid-19", trong đó liệt kê các dịch vụ tài chính, năng lượng tái tạo, giáo dục… như là những lĩnh vực sẽ hấp dẫn M&A.

BDA chỉ ra các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng M&A tại Việt Nam trong thời gian tới, bao gồm kinh tế - xã hội ổn định, cùng với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do và chính sách thị trường mở, giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong năm tới, dự kiến sẽ có nhiều tập đoàn trên toàn cầu sẽ đến Việt Nam do Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong phát triển cơ sở hạ tầng để bắt kịp các tiêu chuẩn quốc tế, với các khoản đầu tư lớn từ cả khu vực công và tư nhân. Cùng với đó, các công ty Việt Nam đã làm quen nhiều hơn với các mô hình M&A và sẵn sàng xem xét quan hệ đối tác chiến lược với các nhà đầu tư nước ngoài.

Sự chững lại của hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian qua chỉ mang tính ngắn hạn và sẽ sớm hồi phục. Với nhiều dư địa phát triển trong tương lai, thị trường M&A năm 2023 và những năm tiếp theo sẽ là một ngôi sao hy vọng để kích hoạt những cơ hội hợp tác, phát triển mới, đưa nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững.

Xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam là đường sắt lưỡng dụng

Xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam là đường sắt lưỡng dụng

Chủ tịch APG bán trọn 5 triệu cổ phiếu đã đăng ký

Chủ tịch APG bán trọn 5 triệu cổ phiếu đã đăng ký

Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý 3 của Việt Nam ở mức 5,1%

Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý 3 của Việt Nam ở mức 5,1%

Israel không kích dữ dội vùng ngoại ô phía nam Beirut, Lebanon

Israel không kích dữ dội vùng ngoại ô phía nam Beirut, Lebanon

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp mở cửa đón khách miễn phí

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp mở cửa đón khách miễn phí

Giá xuất khẩu cà phê tăng tới 56% trong 9 tháng

Giá xuất khẩu cà phê tăng tới 56% trong 9 tháng

Sắp diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Lai Châu 2024

Sắp diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Lai Châu 2024

Giá vàng nhẫn tiến gần tới mốc 83 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào

Giá vàng nhẫn tiến gần tới mốc 83 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào

Đặt mục tiêu khởi công dự án thành phần đầu tiên đường sắt cao tốc cuối năm 2027

Đặt mục tiêu khởi công dự án thành phần đầu tiên đường sắt cao tốc cuối năm 2027

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự khai mạc Hội nghị cấp cao Pháp ngữ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự khai mạc Hội nghị cấp cao Pháp ngữ

Ký kết hợp đồng mua bán điện tại siêu dự án điện khí LNG 1,4 tỷ USD

Ký kết hợp đồng mua bán điện tại siêu dự án điện khí LNG 1,4 tỷ USD

Thêm một lãnh đạo FLC nộp đơn từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ

Thêm một lãnh đạo FLC nộp đơn từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ

Chủ tịch JICA:

Chủ tịch JICA: 'An ninh con người là nền tảng trong mọi hoạt động hợp tác'

LPBank tiếp tục kiện toàn nhân sự cấp cao

LPBank tiếp tục kiện toàn nhân sự cấp cao

Công nghệ -

Công nghệ - 'Hấp lực' đưa DNSE bứt tốc, thăng hạng Top 3 thị phần phái sinh

Dấu ấn Hải Phát tại Xanh Kỳ Sơn, doanh nghiệp vừa hút 1.200 tỷ đồng trái phiếu

Dấu ấn Hải Phát tại Xanh Kỳ Sơn, doanh nghiệp vừa hút 1.200 tỷ đồng trái phiếu

Đội tuyển Việt Nam chốt lịch thi đấu giao hữu với Ấn Độ

Đội tuyển Việt Nam chốt lịch thi đấu giao hữu với Ấn Độ

Tỷ phú Mark Zuckerberg trở thành người giàu thứ hai thế giới

Tỷ phú Mark Zuckerberg trở thành người giàu thứ hai thế giới

Techcombank huy động thành công gần 10.000 tỷ đồng trái phiếu

Techcombank huy động thành công gần 10.000 tỷ đồng trái phiếu

Truyền thông Úc: Phú Quốc là điểm đến mới cho du lịch và sự kiện

Truyền thông Úc: Phú Quốc là điểm đến mới cho du lịch và sự kiện