Back to homepage
17/10/2024 20:48
Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Trước áp lực ngày càng lớn từ thị trường, nhà đầu tư, những cam kết về môi trường đang nổi lên như một yếu tố thiết yếu trong hành trình phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Mekong ASEAN trân trọng giới thiệu bài viết xoay quanh câu chuyện này với tiêu đề “Thông tin môi trường trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết: Rủi ro của những cam kết môi trường chung chung và lời kêu gọi đổi mới”.

Bài viết của nhóm tác giả Nguyễn Phương Tri - Chi nhánh Trung tâm Nghiên cứu khoa và Đào tạo Chứng khoán tại TP HCM; Nguyễn Minh HoàngVương Quân Hoàng - Trung tâm Nghiên cứu xã hội liên ngành, Trường Đại học Phenikaa.

Vấn đề môi trường đặt ra trong báo cáo tài chính các doanh nghiệp

Hiện nay, việc thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng như đạt được sự bền vững môi sinh đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng của hầu hết các quốc gia. Để hoàn thành được các mục tiêu này, việc chuyển đổi dần sang hệ thống kinh tế xã hội được xây dựng trên văn hóa thặng dư sinh thái là hết sức cần thiết.

Doanh nghiệp là nhân tố cơ bản giúp huy động nguồn lực, nhân lực, và tạo ra sự đổi mới sáng tạo để tạo ra hàng hóa và dịch vụ giúp đáp ứng nhu cầu hoặc giải quyết các vấn đề của hệ thống.

Ngoài ra, các hoạt động này của doanh nghiệp cũng chính là tác nhân chính tạo ra các rối loạn môi trường và sinh thái hiện nay. Chính vì thế, doanh nghiệp có vai trò quan trọng, không thể thiếu để thúc đẩy quá trình chuyển đổi của hệ thống kinh tế và xã hội để trở nên bền vững hơn.

Thị trường chứng khoán từ lâu đã được xem là hệ thống giúp doanh nghiệp huy động vốn cho các hoạt động đầu tư và đổi mới từ công chúng. Đổi lại, một trong những trách nhiệm cơ bản của doanh nghiệp tham gia vào thị trường chứng khoán là cung cấp thông tin minh bạch và chính sách cho nhà đầu tư và công chúng thông qua các báo cáo tài chính và phi tài chính.

Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Đối với đất nước có thị trường chứng khoán đang phát triển nhanh chóng và rất dễ bị tổn thương bởi các tác động của biến đổi khí hậu như Việt Nam, điều này càng quan trọng. Chính vì vậy, chúng tôi đã thực hiện một cuộc điều tra sơ bộ đối với báo cáo tài chính năm 2023 của 61 công ty tiêu biểu trên thị trường chứng khoán để đánh giá hoạt động báo cáo thông tin môi trường tại Việt Nam.

Ba nhóm công ty tiêu biểu được đánh giá trong cuộc điều tra này là:

Công ty trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực môi trường. Đây là nhóm công ty có hoạt động đã có lợi ích gắn liền với việc bảo vệ và phục hồi môi trường. Hiện nay, có tổng cộng 23 công ty hoạt động trong lĩnh vực xử lý và tái chế rác thải đang được niêm yết trên sàn UPCOM. Ngoài việc xử lý và tái chế rác, thì các công ty này cũng cung cấp các dịch vụ quản lý cây xanh đô thị và cảnh quan, chiếu sáng đô thị và hệ thống tín hiệu giao thông, hệ thống thoát nước và cung cấp nước đô thị, và nghĩa trang,...

Công ty tiên phong trong việc phát triển bền vững. Đây là nhóm các công ty niêm yết được ghi nhận là các doanh nghiệp dẫn đầu trong việc phát triển bền vững năm 2023 bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và được đề cập trên truyền thông đại chúng. Tổng cộng có 15 doanh nghiệp, chủ yếu được niêm yết trên HOSE (80%), được ghi nhận.

Công ty có tác động tiêu cực lớn đối với môi trường. Đây là nhóm công ty thuộc các ngành công nghiệp phát thải lớn và có nhiều rủi ro môi trường. Sản xuất thép, xi măng, và nhựa là một trong những ngành kinh doanh phát thải và gây ra rủi ro môi trường lớn nhất, vì thế các công ty có vốn hóa lớn nhất trong các ngành này được lựa chọn. Tổng cộng có 23 công ty, phần lớn niêm yết trên HoSE (hơn 65%), được ghi nhận.

Cuộc điều tra của chúng tôi được cấu trúc dựa trên các khía cạnh gồm: định hướng và kế hoạch liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường của công ty; thông tin liên quan đến lượng phát thải; thông tin liên quan đến tiêu thụ năng lượng; thông tin liên quan đến tiêu thụ nước, và thông tin liên quan đến lượng rác thải để đánh giá cách thông tin liên quan đến môi trường được đề cập và xử lý trong báo cáo thường niên năm 2023 của các công ty niêm yết điển hình.

Theo thống kê từ 61 doanh nghiệp, hơn 93% các công ty đều đặt mục tiêu phát triển bền vững hoặc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đa số không đề cập cụ thể đến các vấn đề môi trường mà doanh nghiệp nhận thức được và các phương án hay kế hoạch để giải quyết vấn đề.

Số lượng các công ty thật sự đề cập đến việc đầu tư/nghiên cứu các giải pháp môi trường hoặc xa hơn là có hướng đầu tư/nghiên cứu cụ thể lại rất khiêm tốn, với chỉ lần lượt là 39,34% và 29,51%. Trong khi đó, doanh nghiệp thường xuyên đề cập đến việc đầu tư và nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ mới trong báo cáo để có thể tăng lợi nhuận, tăng lợi ích cổ đông, hay tăng đóng góp ngân sách,... Điều này cho thấy được sự tương phản lớn với thực trạng môi trường đang xuống cấp và biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh chóng.

Một trong những điều kiện quan trọng để doanh nghiệp có thể giảm phát thải và tác động xấu đối với hệ sinh thái là khả năng đánh giá và báo cáo định kỳ các nguồn và lượng phát thải, điện năng, nước, và rác thải để theo dõi và cải thiện. Tuy nhiên, trong báo cáo của 61 doanh nghiệp, thì chỉ có 32,79% công ty đề cập chi tiết đến lượng phát thải, 50,82% đề cập đến lượng điện năng tiêu thụ, 44,26% đề cập đến lượng nước tiêu thụ, và 22,95% đề cập đến lượng rác thải trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Điều này cho thấy một số điều như sau. Ngay cả với nhóm công ty tiên phong trong việc phát triển bền vững hàng đầu quốc gia thì tỷ lệ báo cáo các thông tin trên cũng không vượt qua được 60%.

Một điều đáng lưu ý nữa đó là nhóm công ty trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực môi trường lại là nhóm ít đặt các mục tiêu giảm phát thải và tác động xấu đến môi trường, cũng như cung cấp ít thông tin liên quan đến các vấn đề môi trường nhất. Cụ thể, chỉ có 4 công ty (tương đương 17,39%) là có đề cập đến việc đầu tư/nghiên cứu các giải pháp bảo vệ môi trường, 3 công ty (tương đương 13,04%) là có hướng đầu tư/nghiên cứu cụ thể.

Thậm chí, không có báo cáo nào trong 23 công ty thuộc nhóm này có nhắc đến khái niệm ESG. Ngoài ra, đây cũng là nhóm có tỷ lệ doanh nghiệp báo cáo chi tiết về lượng phát thải thấp nhất, thấp hơn nhiều lần so với các doanh nghiệp thuộc nhóm có tác động tiêu cực lớn đối với môi trường.

Các con số thống kê này cho thấy rằng hiện nay một số không nhỏ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực môi trường, vẫn chưa xây dựng được văn hóa và hệ thống đánh giá cũng như báo cáo định kỳ các vấn đề liên quan đến môi trường.

Điều này có lẽ xuất phát từ việc doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được đầy đủ giá trị của việc cung cấp các thông tin môi trường trong báo cáo hàng năm, hay sâu xa hơn là tầm quan trọng của bền vững môi sinh đối với sự bền vững kinh tế xã hội.

Thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập vào năm 2000 với sự ra đời của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE - Tiền thân là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM). Sau đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) được thành lập vào năm 2005 (Tiền thân Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội). Cả hai sở này đều hoạt động dưới sự quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), cơ quan quản lý chứng khoán của Việt Nam và Bộ Tài Chính. Ngoài ra, còn có thị trường UPCOM (Unlisted Public Company Market) dành cho các công ty đại chúng chưa niêm yết trên HOSE và HNX. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho các doanh nghiệp và là nơi đầu tư của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, với khoảng 8 triệu tài khoản chứng khoán đã được mở.

Các công ty niêm yết trên HOSE, HNX và UPCOM phải tuân thủ các quy định của Luật chứng khoán 2019, Nghị định 155/2020/NĐ-CP và Thông tư 96/2020/TT-BTC về công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính và báo cáo thường niên. Tùy vào yêu cầu của từng thị trường giao dịch các công ty phải công bố báo cáo tài chính hàng quý, bán niên, hoặc hàng năm.

Bên cạnh các thông tin liên quan đến khía cạnh kinh tế, tài chính, chiến lược, quản trị, và quyền sở hữu của công ty, Thông tư 96/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính yêu cầu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán phải công bố thông tin liên quan đến báo cáo môi trường. Nội dung này bao gồm việc cung cấp thông tin về các chính sách, hoạt động bảo vệ môi trường, tiêu thụ năng lượng, quản lý chất thải, và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Với sự gia tăng nhận thức về biến đổi khí hậu trong xã hội, chúng tôi cho rằng các hoạt động quan hệ nhà đầu tư tại các cơ quan quản lý cần được nâng cấp để bắt buộc phải bao gồm các vấn đề liên quan đến báo cáo môi trường. Điều này không chỉ hợp lý mà còn thể hiện sự kết nối tốt và cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư, giúp họ có cái nhìn tổng quan hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong bối cảnh suy thoái môi trường hiện nay.

Ngoài ra, cần có một báo cáo riêng biệt về hoạt động Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối với các yếu tố môi trường. Báo cáo này nên súc tích, dễ hiểu và không tốn nhiều thời gian để tạo ra. Cụ thể, báo cáo cần tổng hợp các vấn đề môi trường mà doanh nghiệp nhận thấy, trải qua, thực hiện, và dự báo trong tương lai, cũng như các biện pháp mà doanh nghiệp đã, đang, và sẽ triển khai để ứng phó với các vấn đề môi trường.

Việc tách riêng báo cáo như thế này có giá trị cung cấp thông tin rõ ràng minh bạch cho xã hội, giúp nhà đầu tư và cả nội bộ doanh nghiệp có thể tương tác với thông tin môi trường trực tiếp hơn và tạo ra sự chuyển dịch về giá trị môi sinh trong tư duy. Nếu để gộp chung thông tin môi trường với báo cáo tài chính hàng năm như hiện này, các nhà đầu tư sẽ thường bỏ qua các thông tin này, vì với xu hướng tập trung vào lợi ích ngắn hạn, họ sẽ chủ yếu đọc các thông tin tài chính và kinh doanh.

Bên cạnh đó, giới truyền thông cũng cần cải thiện cách thức cung cấp thông tin từ báo cáo doanh nghiệp tới công chúng. Thay vì chỉ tập trung vào lợi nhuận và cổ tức, các kênh truyền thông nên tạo ra các thông điệp sâu sắc, mang tính giáo dục hơn về giá trị của môi trường cũng như đóng góp của doanh nghiệp cho sự phát triển bền vững.

Với mục tiêu tăng quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 120% GDP và số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư đạt 11 triệu vào năm 2030, việc hình thành được văn hóa thặng dư sinh thái trong tập thể nhà đầu tư trong cả nước sẽ góp phần định hướng và thúc đẩy sự chuyển dịch văn hóa và hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam sang hướng bền vững môi sinh hơn.

Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Với sự gia tăng nhận thức về biến đổi khí hậu trong xã hội, chúng tôi cho rằng các hoạt động quan hệ nhà đầu tư tại các cơ quan quản lý cần được nâng cấp để bắt buộc phải bao gồm các vấn đề liên quan đến báo cáo môi trường. Điều này không chỉ hợp lý mà còn thể hiện sự kết nối tốt và cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư, giúp họ có cái nhìn tổng quan hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong bối cảnh suy thoái môi trường hiện nay.

Ngoài ra, cần có một báo cáo riêng biệt về hoạt động Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối với các yếu tố môi trường. Báo cáo này nên súc tích, dễ hiểu và không tốn nhiều thời gian để tạo ra. Cụ thể, báo cáo cần tổng hợp các vấn đề môi trường mà doanh nghiệp nhận thấy, trải qua, thực hiện, và dự báo trong tương lai, cũng như các biện pháp mà doanh nghiệp đã, đang, và sẽ triển khai để ứng phó với các vấn đề môi trường.

Việc tách riêng báo cáo như thế này có giá trị cung cấp thông tin rõ ràng minh bạch cho xã hội, giúp nhà đầu tư và cả nội bộ doanh nghiệp có thể tương tác với thông tin môi trường trực tiếp hơn và tạo ra sự chuyển dịch về giá trị môi sinh trong tư duy. Nếu để gộp chung thông tin môi trường với báo cáo tài chính hàng năm như hiện này, các nhà đầu tư sẽ thường bỏ qua các thông tin này, vì với xu hướng tập trung vào lợi ích ngắn hạn, họ sẽ chủ yếu đọc các thông tin tài chính và kinh doanh.

Bên cạnh đó, giới truyền thông cũng cần cải thiện cách thức cung cấp thông tin từ báo cáo doanh nghiệp tới công chúng. Thay vì chỉ tập trung vào lợi nhuận và cổ tức, các kênh truyền thông nên tạo ra các thông điệp sâu sắc, mang tính giáo dục hơn về giá trị của môi trường cũng như đóng góp của doanh nghiệp cho sự phát triển bền vững.

Với mục tiêu tăng quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt đạt 120% GDP và số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư đạt 11 triệu vào năm 2030, việc hình thành được văn hóa thặng dư sinh thái trong tập thể nhà đầu tư trong cả nước sẽ góp phần định hướng và thúc đẩy sự chuyển dịch văn hóa và hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam sang hướng bền vững môi sinh hơn.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhóm tác giả.

Tài liệu tham khảo

Abson, D. J., Fischer, J., Leventon, J., Newig, J., Schomerus, T., Vilsmaier, U., . . . Jager, N. W. (2017). Leverage points for sustainability transformation. Ambio, 46, 30-39. https://doi.org/10.1007/s13280-016-0800-y

Baier, P., Berninger, M., & Kiesel, F. (2020). Environmental, social and governance reporting in annual reports: A textual analysis. Financial Markets, Institutions and Instruments, 29(3), 93-118. https://doi.org/10.1111/fmii.12132

Bộ Tài chính. (2020). Thông tư số 96/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Hà Nội: Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=201902

Chen, Z., & Xie, G. (2022). ESG disclosure and financial performance: Moderating role of ESG investors. International Review of Financial Analysis, 83, 102291. https://doi.org/10.1016/j.irfa.2022.102291

Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. (2023). Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030. https://baochinhphu.vn/phe-duyet-chien-luoc-phat-trien-thi-truong-chung-khoan-den-nam-2030-102231229170730034.htm

Ellili, N. O. D. (2022). Impact of ESG disclosure and financial reporting quality on investment efficiency. Corporate Governance: The International Journal of Business in Society, 22(5), 1094-1111. https://doi.org/10.1108/CG-06-2021-0209

Hoàng, V. Q., Sơn, N. H., & Hoàng, N. M. (2024). Từ luận đề văn hóa của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến xây dựng văn hóa thặng dư sinh thái trong thời đại mới. In N. P. Trọng (Ed.), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (pp. 876-880). NXB Chính trị Quốc gia Sự thật.

Lokuwaduge, C. S. D. S., & Heenetigala, K. (2017). Integrating environmental, social and governance (ESG) disclosure for a sustainable development: An Australian study. Business Strategy and the Environment, 26(4), 438-450. https://doi.org/10.1002/bse.1927

Nguyen, M.-H., & Jones, T. E. (2022). Building eco-surplus culture among urban residents as a novel strategy to improve finance for conservation in protected areas. Humanities and Social Sciences Communications, 9(1), 426. https://doi.org/10.1057/s41599-022-01441-9

Trang, T. (2023). Công bố 100 doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2023. https://baotintuc.vn/kinh-te/cong-bo-100-doanh-nghiep-ben-vung-tai-viet-nam-nam-2023-20231213194609686.htm

Vuong, Q.-H. (2023). Mindsponge theory. Walter de Gruyter GmbH. https://www.amazon.com/dp/B0C3WHZ2B3/

Vuong, Q.-H., & Nguyen, M.-H. (2024a). Better economics for the Earth: A lesson from quantum and information theories. AISDL. https://www.amazon.com/dp/B0D98L5K44/

Vuong, Q.-H., & Nguyen, M.-H. (2024b). Further on informational quanta, interactions, and entropy under the granular view of value formation. https://doi.org/10.2139/ssrn.4922461

Wilmshurst, T. D., & Frost, G. R. (2000). Corporate environmental reporting: A test of legitimacy theory. Accounting, Auditing and Accountability Journal, 13(1), 10-26. https://doi.org/10.1108/09513570010316126.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến ​​Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến ​​Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Doanh nghiệp may đầu tiên báo lãi 9 tháng tăng tới 47%

Doanh nghiệp may đầu tiên báo lãi 9 tháng tăng tới 47%

Vingroup muốn tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên

Vingroup muốn tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên

Việt Nam dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ đặc biệt với Lào

Việt Nam dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ đặc biệt với Lào

Bùng nổ ẩm thực Úc tại Taste of Australia’s 2024

Bùng nổ ẩm thực Úc tại Taste of Australia’s 2024

Nhờ đâu lợi nhuận HAGL vẫn tăng trưởng dù doanh thu sụt giảm

Nhờ đâu lợi nhuận HAGL vẫn tăng trưởng dù doanh thu sụt giảm

Israel hạ sát thủ lĩnh Hamas, tung video ‘khoảnh khắc cuối đời’ của ông Sinwar

Israel hạ sát thủ lĩnh Hamas, tung video ‘khoảnh khắc cuối đời’ của ông Sinwar

Eximbank muốn phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu

Eximbank muốn phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu

Vinamilk: Thách thức tăng trưởng và kỳ vọng chuyển mình sau chiến lược

Vinamilk: Thách thức tăng trưởng và kỳ vọng chuyển mình sau chiến lược 'trẻ hoá' thương hiệu

Tập đoàn Hòa Phát và

Tập đoàn Hòa Phát và 'ván cược tỷ USD' vào Dung Quất 2

Vietcombank và MB chính thức tiếp quản CB và OceanBank

Vietcombank và MB chính thức tiếp quản CB và OceanBank

InterContinental Residences Halong Bay tạo

InterContinental Residences Halong Bay tạo 'cú hích' cho du lịch Hạ Long

JICA tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững

JICA tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững

9 tháng năm 2024, PVFCCo tài trợ 20 chương trình về giáo dục trên toàn quốc

9 tháng năm 2024, PVFCCo tài trợ 20 chương trình về giáo dục trên toàn quốc

Vietjet tiên phong khai thác chuyến bay sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững SAF

Vietjet tiên phong khai thác chuyến bay sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững SAF

Cuối tuần này Bắc Bộ đón không khí lạnh

Cuối tuần này Bắc Bộ đón không khí lạnh

Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Việt Nam năm thứ ba tăng điểm chỉ số tự do kinh tế

Việt Nam năm thứ ba tăng điểm chỉ số tự do kinh tế

Việt Nam bình luận về việc Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển CLV

Việt Nam bình luận về việc Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển CLV

Sun Group đề xuất xây tuyến đường sắt nhẹ Sài Gòn - Tây Ninh

Sun Group đề xuất xây tuyến đường sắt nhẹ Sài Gòn - Tây Ninh