Chuyên gia Moody's lý giải nguyên nhân nâng hạng hạng tín nhiệm Việt Nam

KINH TẾ Việt nAM
19:37 - 18/09/2022
Chuyên gia Moody's lý giải nguyên nhân nâng hạng hạng tín nhiệm Việt Nam
0:00 / 0:00
0:00
Moody's vẫn khá lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với mức tăng từ 6-7% trong trung hạn, trong khi các nước khác trong khu vực có thể chỉ đạt được một nửa con số trên.

Ngày 6/9, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, triển vọng Ổn định.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp dẫn đến hơn 30 lượt hạ bậc tín nhiệm trên thế giới trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam là quốc gia duy nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và là một trong bốn quốc gia trên toàn thế giới, được Moody’s nâng bậc tín nhiệm kể từ đầu năm đến nay.

Việc tổ chức Moody’s nâng định mức tín nhiệm quốc gia của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động và thách thức là hết sức tích cực, thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế về các nỗ lực của Việt Nam.

Tham gia trực tuyến tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2022 ngày 18/9, ông Nishad Majmudar - Chuyên gia chính xếp hạng tín nhiệm Quốc gia Việt Nam thuộc Moody’s chia sẻ những nguyên nhân nâng hạng tín nhiệm Việt Nam.

Thứ nhất, về nội lực kinh tế, nền kinh tế Việt Nam càng ngày càng trở nên mạnh mẽ, dù cho thế giới đã và đang phải trải qua nhiều bất ổn về kinh tế, có thể kể đến như đại dịch Covid 19, các thẳng thương mại Mỹ - Trung và gần đây nhất là xung đột giữa Nga và Ukraine. FDI vẫn liên tục chảy vào nhiều ngành nghề của Việt Nam, bất chấp những sự kiện nêu trên, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất, cơ sở hạ tầng và bất động sản.

Mặt khác, nhiều quốc gia trên thế giới đang có xu hướng tăng trưởng chậm lại - trong đó có những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Theo đó, tình hình xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng ở một mức độ nhất định.

"Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy rằng thị trường nội địa của Việt Nam đã mở cửa trở lại, du khách đã bắt đầu đến Việt Nam. Chính vì vậy, thâm hụt về xuất khẩu của Việt Nam có thể được bù đắp bởi các ngành dịch vụ và sự phục hồi của kinh tế nội địa. Điều này vô hình trung sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.", ông Nishad Majmudar nhìn nhận.

Do đó Moody's vẫn khá lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với mức tăng từ 6-7% trong trung hạn, trong khi các nước khác trong khu vực có thể chỉ đạt được một nửa con số trên.

Thứ hai, về mặt chính sách. Moody's đánh giá cao hiệu quả của chính sách tài khóa của Việt Nam, đặc biệt là chính sách quản lý nợ của Chính phủ.

Điều này bao gồm việc giảm tỷ trọng các khoản vay nước ngoài và chuyển dịch sang vay thương mại nội địa sử dụng VND đã góp phần làm giảm áp lực nợ cho Chính phủ, đồng thời làm giảm rủi ro tái cấp vốn theo thời gian. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ có ít quyền tiếp cận hơn đối với các khoản vay ưu đãi từ các quốc gia có quan hệ song phương hoặc đa phương.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới nhiều biến động, đồng USD mạnh lên, đây được coi là một chính sách khá khôn khéo, ông Nishad Majmudar đánh giá. So với các quốc gia khác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, không gian tài khoá của Việt Nam còn khá lớn nên trong trường hợp các cú sốc kinh tế bất ngờ xảy đến, Chính phủ vẫn có dư địa để đưa ra các gói kích thích kinh tế.

Về khuyến nghị cho Việt Nam trong thời gian tới, chuyên gia Moody's nhìn nhận, Việt Nam cần phải tính toán kỹ về bộ đệm mang tên dự trữ ngoại hối, khi nhiều khả năng sẽ bắt đầu giảm dần trong vài năm tới.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.