Back to homepage
15/10/2024 07:27

Đạm Phú Mỹ - Hơn hai thập kỷ đồng hành cùng nông nghiệp Việt

21 năm trước, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo), tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí được thành lập với nhiệm vụ tiếp nhận Nhà máy Đạm Phú Mỹ - nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sản xuất phân đạm từ nguồn khí tự nhiên với công suất tương đương gần 50% nhu cầu phân đạm trong nước khi đó.

Với quan điểm không thể đốt bỏ khí - nguồn tài nguyên quý với thiệt hại dự kiến khoảng 40-45 triệu USD/năm ở thời giá năm 1998, đồng thời với quyết tâm tự chủ về phân bón, năm 2000, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Nay là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) được Chính phủ giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư xây dựng Nhà máy Đạm Phú Mỹ.

Đây là nhà máy đầu tiên ở Việt Nam thuộc khâu sau của ngành dầu khí, được thực hiện theo phương thức hợp đồng thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị, thi công xây lắp và chạy thử với tổng mức đầu tư 445 triệu USD, công suất 740.000 tấn ure/năm, đáp ứng tương đương khoảng 50% nhu cầu phân đạm trong nước giai đoạn đó.

Ngày 21/9/2004, sau hơn một năm thành lập, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo), tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí, tiếp nhận nhà máy từ tổ hợp liên danh nhà thầu quốc tế, chính thức đưa sản phẩm mang thương hiệu Đạm Phú Mỹ ra thị trường.

Đạm Phú Mỹ - Hơn hai thập kỷ đồng hành cùng nông nghiệp Việt

Nhà máy Đạm Phú Mỹ đón tấn phân đạm thứ 15 triệu sau 2 thập kỷ đi vào hoạt động. Nguồn: PVFCCo.

Đến nay, trải qua hơn 2 thập kỷ, PVFCCo đã sản xuất và cung ứng cho ngành nông nghiệp nước nhà hàng chục triệu tấn phân bón, xây dựng thành công một hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp với hàng nghìn nhà phân phối các cấp để đưa phân bón đến tận tay bà con nông dân trên mọi miền đất nước đúng mùa đúng vụ.

Hiện PVFCCo đang chiếm 38% thị phần tiêu thụ ure trong nước và 11%/25% thị phần NPK/NH3. Bên cạnh việc tiêu thụ trong nước, PVFCCo cũng xuất khẩu sản phẩm sang các quốc gia trong và ngoài khu vực ASEAN như Thái Lan, Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.

Từ một nước nhập khẩu ure là chính, nhờ phần lớn công lao của PVFCCo, đến nay Việt Nam đã dần có tên trên bản đồ xuất khẩu ure mà thương hiệu Đạm Phú Mỹ là một điển hình.

Đạm Phú Mỹ - Hơn hai thập kỷ đồng hành cùng nông nghiệp Việ

Là doanh nghiệp đầu ngành phân bón trong nước, PVFCCo luôn nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2024, tổng công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.255 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 503 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 4% và 37% so với cùng kỳ năm trước.

Năm nay, PVFCCo đặt kế hoạch doanh thu đạt 12.755 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến ở mức 542 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa đầu năm, công ty đã hoàn thành được 57% mục tiêu doanh thu và 93% mục tiêu lợi nhuận.

Lý giải về kết quả này, phía PVFCCo cho biết, do giá ure 6 tháng đầu năm 2024 tăng nhẹ so với giá trung bình năm 2023, vẫn ở mức tương đối thấp giúp nông dân có thể mạnh dạn đầu tư cho sản xuất.

Nhờ vậy, tổng công ty đã gia tăng sản lượng tiêu thụ cả trong và ngoài nước. Nửa đầu năm 2024, sản lượng tiêu thụ ure của PVFCCo đạt 501.000 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Giá và sản lượng tiêu thụ tăng nhẹ tuy chỉ giúp doanh thu tăng nhẹ nhưng lại khiến lợi nhuận tăng mạnh.

Năm 2023 vốn là một năm đặc biệt khó khăn với thị trường phân bón Việt Nam nói chung và với PVFCCo nói riêng. Đầu năm ngoái, xung đột Nga - Ukraine nổ ra, sau đó là xung đột Israel - Hamas với nhiều cảnh báo cuộc chiến có thể mở rộng sang các khu vực khác ở Trung Đông, trong khi đây là khu vực sản xuất phân bón ure, kali, NH3, DAP lớn trên thế giới.

Trước đó, từ quý 4/2022, giá các loại phân bón bắt đầu giảm, thiết lập mặt bằng giá ngày càng thấp trên toàn thế giới. Áp lực cạnh tranh về giá rất lớn, buộc nhiều nhà sản xuất/nhập khẩu sẵn sàng giảm giá mạnh để giảm tồn kho. Giá bán ure trên thị trường thế giới trong năm 2023 giảm khoảng 64% từ mức đỉnh tháng 4/2022, còn giá kali giảm 67%.

Thị trường phân bón trong nước năm 2023 còn chịu ảnh hưởng bất lợi từ chính sách thuế giá trị gia tăng, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ngày càng khốc liệt, giá bán các loại phân bón, hóa chất trong nước đều giảm sâu theo giá bán quốc tế.

Đáng chú ý, chi phí nguyên liệu sản xuất năm 2023 tăng cao, đặc biệt là giá khí cho sản xuất phân đạm. Trong khi đó, giá bán ure Phú Mỹ giảm gần 40%, giá bán NPK Phú Mỹ giảm khoảng 38% so với năm 2022, dẫn đến hiệu quả kinh doanh sụt giảm.

Kết quả, năm 2023, PVFCCo vẫn ghi nhận doanh thu thuần đạt 13.569 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 543 tỷ đồng, lần lượt giảm hơn 13% và hơn 90% so với thực hiện năm 2022.

Mặc dù khó khăn chồng chất, PVFCCo vẫn giữ vững sản lượng tiêu thụ, giữ thị phần và quản trị chặt chẽ dẫn đến kết quả kinh doanh vẫn có lãi, vượt qua biến động khốc liệt của thị trường.

Kết quả đó là nền tảng để tổng công ty tiếp tục nâng cao công tác quản trị, theo sát diễn biến thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể ứng biến linh hoạt trước các biến động khó lường của thị trường trong thời gian tới.

Đạm Phú Mỹ - Hơn hai thập kỷ đồng hành cùng nông nghiệp Việ

Trong 6 tháng cuối năm 2024, ban lãnh đạo tổng công ty đặt mục tiêu khiêm tốn với sản lượng ure tiêu thụ khoảng 409.000 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ; sản lượng NPK là 55.000 tấn, giảm 18% so với cùng kỳ; sản lượng phân bón nhập khẩu là 127.000 tấn, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2023.

Kế hoạch được đặt ra một cách thận trọng do lo ngại của tổng công ty về các vấn đề thời tiết và biến động giá nông sản ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ phân bón, đồng thời nửa cuối năm cũng là mùa thấp điểm hơn so với giai đoạn đầu năm.

Sau những thay đổi trong ban lãnh đạo thời gian gần đây, PVFCCo tiếp tục tiến hành tái cấu trúc toàn diện bộ máy, cập nhật chiến lược phát triển, đổi mới mô hình quản trị, kinh doanh.

Bên cạnh nhiệm vụ vận hành các nhà máy hiệu quả, an toàn và ổn định; ưu tiên hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, tổng công ty cũng chú trọng công tác theo dõi và dự báo thị trường để đưa ra các quyết định kinh doanh tối ưu; xem xét chuyển đổi mô hình kinh doanh, hệ thống phân phối để phù hợp với bối cảnh thị trường.

Đồng thời, PVFCCo đặt mục tiêu tìm kiếm và tận dụng mọi cơ hội xuất khẩu nhằm giảm áp lực dư cung từ thị trường nội địa.

Đạm Phú Mỹ - Hơn hai thập kỷ đồng hành cùng nông nghiệp Việt

Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Nguồn: PVFCCo.

Theo báo cáo phân tích công bố hồi đầu tháng 9, Chứng khoán An Bình dự báo, triển vọng lợi nhuận nửa cuối năm 2024 của PVFCCo sẽ khả quan dựa trên các yếu tố như: giá phân bón thế giới tiếp tục phục hồi do nhu cầu tăng và nguồn cung thắt chặt; sản lượng tiêu thụ của công ty phục hồi khi nhu cầu phân bón trong nước tiếp tục tăng.

Bên cạnh đó, đơn vị phân tích còn cho rằng, ngành phân bón sẽ hưởng lợi nếu sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng, trong đó có đề cập tới việc loại bỏ phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, đồng thời bổ sung mặt hàng này vào diện chịu thuế 5%.

Vấn đề này dự kiến sẽ có thể được thông qua sớm nhất tại kỳ họp Quốc hội tiếp theo trong tháng 10/2024. Nếu dự thảo được thông qua, thay đổi dự kiến sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2025 trong kịch bản tốt nhất. Điều này giúp lợi nhuận doanh nghiệp sẽ hồi phục đáng kể so với giai đoạn trước đó.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến ​​Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến ​​Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Doanh nghiệp may đầu tiên báo lãi 9 tháng tăng tới 47%

Doanh nghiệp may đầu tiên báo lãi 9 tháng tăng tới 47%

Vingroup muốn tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên

Vingroup muốn tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên

Lãi trước thuế 19 doanh nghiệp Nhà nước đã vượt 20% mục tiêu năm đặt ra

Lãi trước thuế 19 doanh nghiệp Nhà nước đã vượt 20% mục tiêu năm đặt ra

Việt Nam dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ đặc biệt với Lào

Việt Nam dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ đặc biệt với Lào

Nhờ đâu lợi nhuận HAGL vẫn tăng trưởng dù doanh thu sụt giảm

Nhờ đâu lợi nhuận HAGL vẫn tăng trưởng dù doanh thu sụt giảm

Israel hạ sát thủ lĩnh Hamas, tung video ‘khoảnh khắc cuối đời’ của ông Sinwar

Israel hạ sát thủ lĩnh Hamas, tung video ‘khoảnh khắc cuối đời’ của ông Sinwar

Eximbank muốn phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu

Eximbank muốn phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu

Vinamilk: Thách thức tăng trưởng và kỳ vọng chuyển mình sau chiến lược

Vinamilk: Thách thức tăng trưởng và kỳ vọng chuyển mình sau chiến lược 'trẻ hoá' thương hiệu

Tập đoàn Hòa Phát và

Tập đoàn Hòa Phát và 'ván cược tỷ USD' vào Dung Quất 2

Vietcombank và MB chính thức tiếp quản CB và OceanBank

Vietcombank và MB chính thức tiếp quản CB và OceanBank

InterContinental Residences Halong Bay tạo

InterContinental Residences Halong Bay tạo 'cú hích' cho du lịch Hạ Long

JICA tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững

JICA tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững

Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Vietjet tiên phong khai thác chuyến bay sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững SAF

Vietjet tiên phong khai thác chuyến bay sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững SAF

Cuối tuần này Bắc Bộ đón không khí lạnh

Cuối tuần này Bắc Bộ đón không khí lạnh

Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Việt Nam năm thứ ba tăng điểm chỉ số tự do kinh tế

Việt Nam năm thứ ba tăng điểm chỉ số tự do kinh tế

Việt Nam bình luận về việc Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển CLV

Việt Nam bình luận về việc Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển CLV

Sun Group đề xuất xây tuyến đường sắt nhẹ Sài Gòn - Tây Ninh

Sun Group đề xuất xây tuyến đường sắt nhẹ Sài Gòn - Tây Ninh