Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã quyết định xây dựng cơ chế đặc thù cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Đây sẽ là “kim chỉ nam” để tháo gỡ các điểm nghẽn, giúp nhanh chóng thay đổi diện mạo cho vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Chuyến đi cuối năm, chúng tôi trở lại với Hà Giang bởi vẻ đẹp gây thương nhớ của thiên nhiên hùng vĩ, những nét văn hóa, ẩm thực đặc sắc, cùng con người nồng hậu, nghĩa tình nơi đây.
Nhằm thực hiện hiệu quả nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là về chăm sóc sức khỏe cho bà con dân tộc thiểu số ở miền núi, tỉnh Lào Cai đã triển khai nhiều dự án an sinh, tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân.
Năm 2024 tổng vốn đầu tư công mà tỉnh Quảng Ngãi dự kiến thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 328 tỷ đồng.
Tính đến tháng 10/2023, tỷ lệ người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 và mức độ 2 trong độ tuổi từ 15 - 60 tuổi trên cả nước lần lượt là 98,55% và 96,7%.
Từ đầu năm nay, Quảng Ngãi đã thực hiện đầu tư xây dựng 51 công trình nước sinh hoạt tập trung, phục vụ nhu cầu cấp thiết cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bộ mặt nhiều xã vùng sâu, vùng xa của Quảng Trị được cải thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, nhờ chính sách và nguồn lực ưu tiên cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong giai đoạn 2020 - 2023, các tỉnh thuộc Chương trình mục tiêu 1719 đã huy động được gần 54.000 người tham gia xóa mù chữ. Trong đó, có khoảng 28.000 học viên theo học mức độ 1 và hơn 16.000 người theo học mức độ 2 là người dân tộc thiểu số.
Hòa Bình xác định việc ưu tiên đầu tư, phát triển toàn diện kinh tế - xã hội và phát huy vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ trọng tâm và hàng đầu.
Theo đại biểu Quốc hội, đồng bào dân tộc thiểu số đã có tư duy thoát nghèo, thoát khó và làm sao để kinh tế đi lên. Hành động đúng cùng tư duy đúng sẽ mang lại những sản phẩm tốt cho chính bà con vùng dân tộc miền núi.
Người có uy tín là lực lượng nòng cốt, là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân, vận động đồng bào các dân tộc chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đây là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật, các chính sách có liên quan cho nhân dân tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong giai đoạn ban đầu nhưng khi có hành lang pháp lý đầy đủ, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ vận hành trơn tru, về đích đúng kỳ vọng.
Tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 158/KH-UBND về giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025.
Nhiều chính sách được tỉnh Bình Thuận triển khai, hỗ trợ, đầu tư cho vùng đồng bào DTTS trong tỉnh đã giúp đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được cải thiện, nâng lên.
Liên quan đến 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay, đến nay các vấn đề liên quan đến văn bản hướng dẫn, giao vốn,... đã cơ bản được giải quyết. Vấn đề mấu chốt hiện nay là tập trung vào thực hiện giải ngân.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, nếu giải quyết được "điểm nghẽn" vốn sự nghiệp thì tiến độ giải ngân Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ được đảm bảo.
Mặc dù còn nhiều khó khăn trong triển khai nhưng tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 đã giảm 3,4%, đạt và vượt mục tiêu kế hoạch giao. Cơ quan giám sát đề nghị nên có cơ chế đặc thù về vốn thực hiện các chương trình cho các tỉnh khó khăn miền núi.
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định số 1175/QĐ-UBND phê duyệt "Đề án bảo tồn, phát huy tiếng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”.
Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đã giúp các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thay đổi diện mạo, cuộc sống của đồng bào ở Nghệ An khởi sắc. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả cần tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc.