Đề xuất luật hóa tài sản số để quản lý, ngăn chặn rủi ro

Theo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, quản lý tài sản số là một vấn đề mới, phức tạp nên cần cân nhắc kỹ lưỡng, trong đó cần nghiên cứu, làm rõ một số nội dung về phân loại tài sản số và xây dựng các quy định quản lý tương ứng.

Sáng 23/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.

Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản số

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh, một trong những mục đích của ban hành luật là nhằm phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước; tạo môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số.

Phát triển ngành công nghiệp công nghệ số với trọng tâm là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi tại Việt Nam; góp phần xây dựng Chính phủ số, động lực phát triển kinh tế số, xã hội số.

Đề xuất luật hóa tài sản số để quản lý, ngăn chặn rủi ro
Phó Thủ tướng Lê Thành Long trình bày Tờ trình về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Ảnh: CTTĐT Quốc hội

Theo Phó Thủ tướng, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, căn cứ trên tình hình thực tế, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất bổ sung nội dung về tài sản số, trí tuệ nhân tạo (AI) và điều chỉnh nội dung “vi mạch bán dẫn” thành “bán dẫn”.

Theo đó, công nghiệp bán dẫn là một phân ngành quan trọng của công nghiệp công nghệ số, tương đối hoàn chỉnh mang tính vật lý cao, có quy mô đủ lớn. Dự thảo luật quy định Chương “Công nghiệp bán dẫn” thay cho “vi mạch bán dẫn” nhằm bảo đảm tính bao quát, tổng thể, đầy đủ các công đoạn của hoạt động công nghiệp bán dẫn, phù hợp với mục tiêu, đối tượng quản lý và đồng bộ với Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn. Dự thảo giao Chính phủ xây dựng chiến lược, cơ chế chính sách riêng để phát triển trong từng thời kỳ.

Trong khi đó, trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong các công nghệ số cốt lõi nhất. Luật đưa ra định nghĩa, các nguyên tắc quản lý và phát triển, giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.

Luật dự thảo nguyên tắc quản lý và phát triển AI phục vụ sự thịnh vượng và hạnh phúc con người phải đảm bảo minh bạch và giải thích được, có trách nhiệm giải trình, công bằng và không phân biệt đối xử, tôn trọng các giá trị đạo đức và giúp con người, bảo vệ quyền riêng tư, tiếp cận bao trùm, an ninh và bảo mật, kiểm soát được, quản lý dựa trên rủi ro, đổi mới có trách nhiệm và khuyến khích hợp tác quốc tế.

Dự thảo quy định tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao, xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ như quyền tài sản phù hợp với quy định pháp luật dân sự, sở hữu trí tuệ và pháp luật khác có liên quan. Tài sản mã hóa là một loại tài sản số.

Về nguyên tắc, quản lý tài sản số đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các quy trình quản lý, công nghệ và con người; bảo đảm tính toàn vẹn và xác thực; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, quản lý rủi ro; bảo đảm tính minh bạch và trách nhiệm giải trình; có thể chuyển giao, tương thích với các hệ thống khác; quản lý theo vòng đời; bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, tuân thủ pháp luật và hỗ trợ phát triển bền vững.

Dự thảo luật giao Chính phủ quy định chi tiết loại hình, quản lý tài sản số và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản số hóa tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn; biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; phòng chống, ngăn chặn, hạn chế và xử lý các rủi ro liên quan đến tài sản số.

Chống rửa tiền và minh bạch hóa thị trường về tài sản số

Trình bày báo cáo thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, cơ quan này cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số.

Đề xuất luật hóa tài sản số để quản lý, ngăn chặn rủi ro
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Ảnh: CTTĐT Quốc hội

Để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ công nghiệp công nghệ số thì cần có chính sách rõ ràng, khả thi, đủ mạnh, tập trung vào những yếu tố cốt lõi để phát triển một ngành công nghiệp như nghiên cứu triển khai (R&D), hạ tầng, tài chính, nhân lực, thị trường, tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ quan thẩm tra đề nghị nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh, cụ thể hóa trong luật một số chính sách như hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; ưu đãi về đất đai, thuế, tài chính, đầu tư…

Về tài sản số, cơ quan thẩm tra nhận thấy, việc quy định về tài sản số trong luật là cần thiết. Tuy nhiên, quản lý tài sản số là một vấn đề mới, phức tạp nên cần cân nhắc kỹ lưỡng. Trong đó cần nghiên cứu, làm rõ một số nội dung về phân loại tài sản số và xây dựng các quy định quản lý tương ứng; về quyền sở hữu, thừa kế và sử dụng; biện pháp bảo mật, giao dịch tài sản số, xử lý khiếu nại của người dùng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; phù hợp với thông lệ quốc tế, thuận lợi cho các giao dịch; bảo đảm quản lý chặt chẽ, chống rửa tiền và minh bạch hóa thị trường.

Cũng thống nhất cần có quy định về công nghiệp bán dẫn, cơ quan thẩm tra đề nghị nghiên cứu, có chính sách ưu đãi vượt trội, khả thi; xem xét bổ sung một số quy định về chính sách ưu đãi đối với chuyên gia, nhà khoa học; quy định về bảo đảm cung cấp cơ sở hạ tầng nhất là điện sạch, nước sạch… cho phù hợp.

Liên quan trí tuệ nhân tạo, theo Chủ nhiệm Ủy ban Lê Quang Huy, một số ý kiến cho rằng, việc quy định như dự thảo luật về cơ bản là hợp lý. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, cần nghiên cứu toàn diện (cả những vấn đề về sở hữu và các quyền tài sản và quyền nhân thân đối với dữ liệu; vấn đề tôn trọng quyền tác giả;…) để xây dựng một đạo luật riêng về trí tuệ nhân tạo (AI) của Việt Nam.

Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường thấy rằng, tại thời điểm này Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý để điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo để phát triển thế mạnh, lợi thế của AI, đồng thời hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI. Do đó, cơ quan thẩm tra cơ bản tán thành sự cần thiết và phạm vi, mức độ quy định về các hệ thống AI trong dự thảo.

Tuy nhiên, Ủy ban đề nghị nghiên cứu bổ sung các quy định hạn chế rủi ro, ảnh hưởng của công nghệ AI đối với đời sống kinh tế, xã hội như nguyên tắc đạo đức; nghiên cứu, phát triển AI do Việt Nam sáng tạo; cho phép các doanh nghiệp có dự án nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo được sử dụng nguồn dữ liệu từ các cơ quan nhà nước; quy định mức độ ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các cơ quan nhà nước từ các giải pháp do doanh nghiệp trong nước làm chủ (nhằm khuyến khích sử dụng và tạo thị trường).

Bình luận

avatar-comment
Tối thiểu 10 chữ Tiếng Việt có dấu Không chứa liên kết

Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên tiếp và làm việc với Đại sứ Mỹ tại Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên tiếp và làm việc với Đại sứ Mỹ tại Việt Nam

Ngày 4/4, tại Trụ sở Tỉnh ủy Hưng Yên, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tiếp và làm việc với ông Marc E. Knapper, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam.
Việt Nam - Burundi còn nhiều tiềm năng để nâng cao kim ngạch thương mại

Việt Nam - Burundi còn nhiều tiềm năng để nâng cao kim ngạch thương mại

Việt Nam - Burundi nhất trí thúc đẩy trao đổi thông tin về nhu cầu thị trường, cơ hội đầu tư và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước kết nối, hợp tác.
Những địa phương dự kiến tăng trưởng GRDP 2 con số quý 1/2025

Những địa phương dự kiến tăng trưởng GRDP 2 con số quý 1/2025

Theo số liệu ước tính từ các địa phương, quý 1/2025, có 9 tỉnh, thành phố dự kiến có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng trưởng trên 10%.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Burundi

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Burundi

Sáng 4/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét kỷ luật nhiều lãnh đạo, cựu lãnh đạo

Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét kỷ luật nhiều lãnh đạo, cựu lãnh đạo

Ngày 4/4, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đưa ra thông báo về kỳ họp thứ 55 xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm, đề nghị kỷ luật một số lãnh đạo, cựu lãnh đạo.
Việt Nam - Armenia mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Việt Nam - Armenia mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Armenia nhất trí sẽ phối hợp, tạo khuôn khổ pháp lý và các điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước trực tiếp kết nối, tìm cơ hội hợp tác.
Việt Nam lấy làm tiếc trước quyết định áp thuế của Mỹ

Việt Nam lấy làm tiếc trước quyết định áp thuế của Mỹ

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam là chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại cùng có lợi giữa hai nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm viếng Đại tướng Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng Đại tướng Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm thông báo, để tri ân sự đóng góp của Đại tướng Khamtay Siphandone cho sự phát triển mối quan hệ gắn bó, bền chặt Việt Nam - Lào, Việt Nam quyết định sẽ tổ chức Quốc tang.
Việt Nam để Quốc tang tưởng nhớ nguyên Chủ tịch Lào Khamtay Siphandone

Việt Nam để Quốc tang tưởng nhớ nguyên Chủ tịch Lào Khamtay Siphandone

Theo thông cáo đặc biệt của Bộ Ngoại giao, Việt Nam quyết định để tang Đại tướng Khamtay Siphandone theo nghi thức Quốc tang trong 2 ngày, từ ngày 4-5/4/2025.
Trung Quốc và loạt nước châu Á phản ứng trước thuế quan của Mỹ

Trung Quốc và loạt nước châu Á phản ứng trước thuế quan của Mỹ

Trung Quốc hối thúc Mỹ ngay lập tức hủy bỏ các mức thuế quan mới nhất, đồng thời cảnh báo sẽ thực hiện các biện pháp đối phó để bảo vệ lợi ích. Trong khi đó, nhiều nước châu Á cho biết sẽ đàm phán với Washington để cải thiện tình hình.
Chứng khoán Lào bất ngờ tăng điểm dù bị Mỹ áp thuế cao

Chứng khoán Lào bất ngờ tăng điểm dù bị Mỹ áp thuế cao

Chỉ số chứng khoán tại Lào - Laos Stock Exchange Composite Index (LSE Composite Index) là một trong số ít chỉ số chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên ngày 3/4.
Bộ Tài chính chia sẻ quan điểm về chính sách thuế quan mới của Mỹ

Bộ Tài chính chia sẻ quan điểm về chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đại diện Bộ Tài chính cho rằng, mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với mức 90% cũng như mức 46% theo công bố của phía Mỹ.
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam

Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam nhất quán coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu, là người bạn chân thành và tin cậy, đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình phát triển.
Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt trong mọi tình huống

Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt trong mọi tình huống

Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Bộ, ngành thảo luận các giải pháp sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, hội nhập kinh tế phải được xác định là trung tâm, hội nhập lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế với ưu tiên hàng đầu là cơ cấu lại nền kinh tế.
Hoan nghênh doanh nghiệp Bỉ có tiềm lực đầu tư vào thành phố Hải Phòng

Hoan nghênh doanh nghiệp Bỉ có tiềm lực đầu tư vào thành phố Hải Phòng

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng mong muốn các doanh nghiệp Bỉ tiếp tục nghiên cứu đầu tư cũng như thúc đẩy kết nối, giới thiệu các nhà đầu tư Bỉ có tiềm lực đầu tư vào thành phố.
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ viếng Đại tướng Khamtay Siphandone tại Lào

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ viếng Đại tướng Khamtay Siphandone tại Lào

Ngày 3/4, Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone tại Vientiane, Lào.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga

Chiều 2/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko.
Tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam - Belarus tăng cường hợp tác

Tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam - Belarus tăng cường hợp tác

Chiều 2/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Cộng hòa Belarus Anatoly Sivak nhân dịp sang thăm và làm việc tại Việt Nam.
'Phải đặt niềm tin, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân'

'Phải đặt niềm tin, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân'

Đây là thông điệp được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định tại Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân chiều ngày 2/4.
Chủ tịch Quốc hội gợi mở định hướng hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội gợi mở định hướng hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam - Armenia hợp tác phát triển phần mềm, trí tuệ nhân tạo (AI) và giải pháp công nghệ cho giáo dục, y tế, quản lý đô thị thông minh.
PMI ngành sản xuất Việt Nam phục hồi mạnh trong tháng 3

PMI ngành sản xuất Việt Nam phục hồi mạnh trong tháng 3

Theo Báo cáo Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) của S&P Global, ngành sản xuất của Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng trở lại trong tháng 3/2025, với sản lượng và tổng số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc điều chỉnh tổ chức quân sự địa phương phải mang tính tổng thể, đồng bộ, phù hợp với đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, chiến lược bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ biên giới quốc gia.
Chuyên gia HSBC: Đầu tư cho giáo dục để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững

Chuyên gia HSBC: Đầu tư cho giáo dục để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững

Việt Nam có nhiều cơ hội lớn để đi trước các nước khác trong việc đầu tư cải thiện giáo dục. Về lâu về dài, chất lượng giáo dục ưu tú là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
Việt Nam - Bỉ thúc đẩy hợp tác trở thành cửa ngõ của nhau tại mỗi khu vực

Việt Nam - Bỉ thúc đẩy hợp tác trở thành cửa ngõ của nhau tại mỗi khu vực

Chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Việt Nam - Bỉ đẩy mạnh hợp tác thực chất trong các lĩnh vực

Việt Nam - Bỉ đẩy mạnh hợp tác thực chất trong các lĩnh vực

Tại cuộc hội kiến Nhà vua Bỉ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai nước cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác thực chất trong các lĩnh vực mà Bỉ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
Nhà vua Bỉ ghi nhận đề xuất thúc đẩy EC sớm gỡ 'thẻ vàng' hải sản Việt Nam

Nhà vua Bỉ ghi nhận đề xuất thúc đẩy EC sớm gỡ 'thẻ vàng' hải sản Việt Nam

Sáng 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc hội kiến với Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Tổng Bí thư: Phát triển khoa học, công nghệ là con đường duy nhất đưa đất nước phát triển

Tổng Bí thư: Phát triển khoa học, công nghệ là con đường duy nhất đưa đất nước phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội lên đường dự IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

Chủ tịch Quốc hội lên đường dự IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150).
Chủ tịch nước đề nghị Bỉ sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU

Chủ tịch nước đề nghị Bỉ sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU

Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị Bỉ sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), nhằm thúc đẩy quan hệ đầu tư bình đẳng, cùng có lợi giữa doanh nghiệp hai nước.
Chủ tịch nước Lương Cường và Nhà vua Bỉ thăm Hoàng thành Thăng Long

Chủ tịch nước Lương Cường và Nhà vua Bỉ thăm Hoàng thành Thăng Long

Chuyến tham quan mang ý nghĩa giới thiệu giá trị văn hóa – lịch sử ngàn năm của Việt Nam, đồng thời góp phần tăng cường hiểu biết, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Nhà vua Vương quốc Bỉ

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Nhà vua Vương quốc Bỉ

Sáng 1/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã chủ trì lễ đón Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Giải ngân vốn đầu tư công quý 1/2025 ước đạt gần 79.000 tỷ đồng

Giải ngân vốn đầu tư công quý 1/2025 ước đạt gần 79.000 tỷ đồng

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, luỹ kế từ đầu năm đến ngày 31/3, giải ngân vốn đầu tư công ước gần 79.000 tỷ đồng, đạt 8,98% kế hoạch, thấp hơn mức cùng kỳ năm 2024 là 12,27% kế hoạch.
Việt Nam tích cực giải quyết các quan tâm hiện nay của Mỹ

Việt Nam tích cực giải quyết các quan tâm hiện nay của Mỹ

Tiếp Đại sứ Mỹ Marc Knapper, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Việt Nam đang tích cực giải quyết các quan tâm hiện nay của Mỹ, trên tinh thần khuyến khích gia tăng nhập khẩu các sản phẩm thế mạnh của Mỹ mà Việt Nam có nhu cầu.
Bắc Ninh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI quý 1/2025

Bắc Ninh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI quý 1/2025

Thông tin trên được công bố tại Hội nghị trao chứng đăng ký đầu tư cho các dự án của doanh nghiệp trong và ngoài nước của UBND tỉnh Bắc Ninh ngày 31/3.
Dự kiến Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khai mạc vào ngày 5/5

Dự kiến Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khai mạc vào ngày 5/5

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, dự kiến Kỳ họp thứ 9 diễn ra từ ngày 5/5 đến ngày 30/6, thông qua 11 dự án luật và cho ý kiến lần đầu đối với 16 dự án luật khác.
Xem thêm