Với tinh thần này, TS. Trần Du Lịch tin tưởng, sau 3 năm sơ kết thực hiện các chính sách đặc thù, TP HCM sẽ gỡ được những điểm nghẽn về hạ tầng và thực sự phát triển xứng tầm như Nghị quyết 31 của Quốc hội đề ra.
TS. Cấn Văn Lực nhận định, nếu tận dụng tốt những gì có trong tay, khơi mở các động lực tăng trưởng mới, nền kinh tế chắc chắn sẽ có thêm những điểm tăng trưởng.
Lãnh đạo Ngân hàng Chính sách Xã hội đề xuất Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng tiếp tục quan tâm, ưu tiên tập trung, bố trí nguồn vốn cho ngân hàng để triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách.
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã tăng cường phối hợp, đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, từ đó đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ, không phải doanh nghiệp muốn "chậm lớn" mà nhiều doanh nghiệp chân chính, đầu tư tìm tòi, học hỏi để lớn và trưởng thành một cách vững chắc nhưng còn vướng cơ chế, thiếu chính sách mang tính chiến lược bền vững.
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên nhận định tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 sáng 19/9, với năng lực chống chịu và trụ hạng hiếm có nhưng đa số doanh nghiệp Việt mãi cứ là những thực thể nhỏ bé.
Ông Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, cần đẩy nhanh sự hồi phục của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu và thị trường bất động sản để có tác động lan toả, tạo tín hiệu tích cực, lập lại niềm tin giúp tăng tiêu dùng và đầu tư.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, chính nhờ các chính sách, giải pháp đúng đắn, kịp thời, chưa từng có tiền lệ thời gian qua, Việt Nam cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức.
Diễn đàn kinh tế - xã hội năm 2023 sẽ nhận diện các nút thắt, rào cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất các giải pháp, chính sách để khơi thông nguồn lực, kiến tạo các động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội.