Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), khủng hoảng vật giá leo thang do lạm phát tăng cao vào năm ngoái, kết hợp với tác động dai dẳng của đại dịch Covid-19 đang tiếp tục gây xói mòn tiến bộ xóa nghèo ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong 7 tháng đầu năm nay, lạm phát đã được kiểm soát theo đúng kịch bản của Ban chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ. Bộ đưa ra 2 kịch bản lạm phát quý 3/2023 và các tháng còn lại của năm.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương đôn đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo phương án giá điện cập nhật hàng quý năm 2023 để thực hiện giá bán điện theo quy định.
Từ hôm nay ngày 1/7/2023, chính thức thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, tới tháng 7, khi lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng thì giá cũng sẽ không thay đổi nhiều nhưng vẫn phải hết sức quan tâm để điều hành giá, hướng tới cuối năm 2023 chỉ số giá tiêu dùng CPI không vượt quá 4,5%.
Tại Italy - nơi mỳ pasta là một mặt hàng thực phẩm chủ lực đóng vai trò quan trọng trong các bữa ăn hàng ngày - giá cả sản phẩm này gia tăng mạnh trong những tháng gần đây đang khiến chính phủ nước này phải mở một cuộc họp khẩn.
Để bình ổn thị trường, Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các bộ, cơ quan địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường các mặt hàng thiết yếu, để kịp thời đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa.
Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) đã đề xuất nhập khẩu 330.000 tấn gạo để bù đắp thâm hụt dự kiến trong kho dự trữ, giữa lúc chính phủ nước này đang tìm cách kiềm chế giá cả của loại lương thực chủ lực này và hạn chế áp lực gia tăng lên lạm phát.
Đối với các mặt hàng điện, dịch vụ hàng không, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh..., Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan đánh giá kỹ tác động, có phương án, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định phương án điều chỉnh giá.
Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống Kê Nguyễn Thị Hương, kinh tế quý 2/2023 sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, chưa thể bứt phá dù sẽ cải thiện hơn quý 1/2023. Để đạt mục tiêu tăng trưởng, 9 tháng còn lại, kinh tế Việt Nam cần phải tăng khoảng 7,5%.
Sau Tết bắt đầu là thời điểm nhiều lễ hội diễn ra trên cả nước, nhu cầu đi lại, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình, mua sắm phục vụ lễ hội sẽ có xu hướng tăng. Theo Bộ Tài chính, cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo điều hành giá.
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, làng Vũ Đại lại bước vào dịp bận rộn nhất trong năm, cả làng bao trùm bởi mùi khói, mùi cá kho đặc sản nơi đây. Người làng nói, thấy mùi cá kho là thấy Tết.
Bộ Tài chính vừa có văn bản số 1689/BTC/QLG gửi Bộ Công thương liên quan đến đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.
Theo dự báo chuyên gia, áp lực tăng giá điện, giá một số dịch vụ do Nhà nước kiểm soát trong năm 2023 sẽ lớn hơn năm 2022, nhưng lạm phát trung bình trong năm sẽ vẫn nằm trong khoảng 3-4%.
Thủ tướng yêu cầu NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong dịp cuối năm và đầu năm mới.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, có những mặt hàng cần sự điều tiết của Nhà nước, song cần xây dựng những đề xuất rõ ràng để ngoài giá trần còn cần quy định cả giá sàn.
Cử tri và nhân dân quan tâm, lo lắng về tình trạng giá xăng, dầu, nguyên vật liệu, vật tư sản xuất nông, lâm nghiệp, chi phí dịch vụ tăng cao… ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của người dân.
Do sự lây lan nhanh chóng của dịch cúm gia cầm cũng như sự tăng giá của nhiều nguyên liệu gây ra bởi lạm phát, nguồn cung cũng như giá cả của gà tây - loại thịt quan trọng nhất trong dịp lễ Tạ ơn tại Mỹ - đang bị ảnh hưởng tiêu cực.
Sáng 13/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá về công tác điều hành giá 9 tháng và định hướng công tác điều hành giá những tháng cuối năm 2022.
Bộ trưởng Tài chính vừa ký Công điện số 05/CĐ-BTC gửi các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ yêu cầu tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.