Khai mạc SEA Games 32: Campuchia 'chiêu đãi' khán giả bữa tiệc sắc màu

Sea games asean
20:42 - 05/05/2023
Quốc kỳ Việt Nam xuất hiện tại lễ khai mạc SEA Games 32. (Ảnh: Sơn Hoàng)
Quốc kỳ Việt Nam xuất hiện tại lễ khai mạc SEA Games 32. (Ảnh: Sơn Hoàng)
0:00 / 0:00
0:00
Đúng 19h ngày 5/5, lễ khai mạc SEA Games 32 đã chính thức được tổ chức tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia cùng màn pháo hoa rực rỡ trên bầu trời sân vận động Morodok Techo có sức chứa 60.000 chỗ ngồi.

Nội dung chính của buổi lễ thể hiện tinh thần "Thể thao - Sống trong hòa bình" - khẩu hiệu của SEA Games 32. Mở đầu chương trình là chương 1 với chủ đề "Sự huy hoàng của Angkor" cùng tiết mục nghệ thuật mở màn cho lễ khai mạc có chủ đề nguồn gốc của người Khmer, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ, diễn viên cùng kỹ xảo ánh sáng tạo nên hiệu ứng lung linh, huyền ảo.

Angkor là thời kỳ hưng thịnh của Campuchia, bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ ba đến thế kỷ 13. Biểu tượng của thời này là ngôi đền Angkor Wat - ngày nay vẫn còn là di tích tôn giáo lớn bậc nhất thế giới.

Các tiết mục trong chương một tập trung vào những hình ảnh văn hoá thời Angkor, tín ngưỡng Khmer. Văn hoá Campuchia có ảnh hưởng lớn từ văn hoá Ấn Độ. Ở Campuchia, 90% người dân theo đạo Phật. Nhiều nghệ sĩ trong tiết mục cũng mặc trang phục Phật giáo, cầm hoa sen trên tay.

Màn biểu diễn nghệ thuật mở màn cho lễ khai mạc SEA Games 32.
Màn biểu diễn nghệ thuật mở màn cho lễ khai mạc SEA Games 32.

Tiếp theo chương 2 có tên gọi "Nụ cười của người Khmer" cùng tiết mục múa của nữ nghệ sĩ múa cùng các em nhỏ. Các em nhỏ cầm theo những bức tranh về những nét đặc biệt của Campuchia.

Quần thể di tích Angkor tại tỉnh Siem Riep của Campuchia được xây dựng bởi đế chế Khmer (thế kỷ 9 đến thế kỷ 15), có diện tích rộng trên 1.000 km2. Nằm cách Angkor Wat khoảng 2km là Angkor Thom, thủ đô hùng mạnh của người Khmer xưa. Vào thế kỷ 12 có khoảng 1 triệu dân sống trong thành phố này.

Nối tiếp chương trình là chặng đường cuối với tên gọi "Tương lai của người Khmer" trước khi đến phần diễu hành của 11 đoàn thể thao đến từ 11 quốc gia trong khối ASEAN.

Mở đầu chương là các nghệ sĩ đánh trống với số lượng hàng trăm chiếc. Campuchia có nhiều loại trống truyền thống như Sampho dùng tay đánh, còn Skor dùng dùi trống đánh. Màu sắc chủ đạo của đầu tiết mục này là xanh dương.

Giữa những tay trống, các nghệ sĩ múa biểu diễn nhiều kiểu nhảy khác nhau như dancesport, biểu diễn võ thuật hay thể dục nghệ thuật.

Sau khi kết thúc phần trình diễn Tương lai của người Khmer là ca khúc chính thức của SEA Games 32 "Cambodian Pride” (Niềm tự hào của người Campuchia) với sự trình bày của 5 ca sĩ nổi tiếng của Campuchia, cùng sự phụ họa của hàng trăm nghệ sĩ.

Thủ tướng Campuchia - Hun Sen đến dự lễ khai mạc SEA Games 32. (Ảnh: Reuters)

Thủ tướng Campuchia - Hun Sen đến dự lễ khai mạc SEA Games 32. (Ảnh: Reuters)

Bài hát này cũng khép lại các tiết mục nghệ thuật tại lễ khai mạc kéo dài khoảng 70 phút. Tại SEA Games 31 ở Việt Nam năm ngoái, chương trình nghệ thuật chỉ kéo dài khoảng 25 phút.

Cuối cùng là 11 đoàn SEA Games diễu hành vào sân theo thứ tự bảng chữ cái, đầu tiên là Brunei với 65 thành viên, theo sau là Indonesia với 599 vận động viên. Tiếp theo là quốc gia Lào với 576 vận động viên, Malaysia 677 vận động viên, Myanmar 341 vận động viên.

Philippines chào sân với 860 vận động viên, Singapore 558 vận động viên, Timor Leste 90 vận động viên, Thái Lan 846 vận động viên, Việt Nam 702 vận động viên với người cầm cờ là "kình ngư" Nguyễn Huy Hoàng và chủ nhà Campuchia 896 vận động viên

Phần diễu hành của các đoàn thể thao dự SEA Games 32. (Ảnh: Reuters)
Phần diễu hành của các đoàn thể thao dự SEA Games 32. (Ảnh: Reuters)

Tin liên quan

Đọc tiếp