Khơi thông những điểm nghẽn để phát triển kinh tế biển Phú Yên

kinh tế biển Phú Yên
21:02 - 13/06/2022
0:00 / 0:00
0:00
Sau gần 20 năm triển khai Nghị quyết 39 - NQ/TW, Phú Yên gặt hái được nhiều thành tựu kinh tế, tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại, điểm nghẽn cần được tháo gỡ.

Tại Hội nghị tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW của tỉnh Phú Yên diễn ra vào sáng 13/6, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Phạm Đại Dương đã báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 38-CT/TU của Tỉnh ủy.

Theo báo cáo, Phú Yên đã thu được một số kết quả nổi bật như tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005-2020 đạt 8,3%/năm, cao hơn bình quân chung cả nước; Quy mô nền kinh tế năm 2020 tăng gấp 3,66 lần so với 2004. GRDP bình quân đầu người năm 2021 đạt 51,4 triệu đồng/người; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp...

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đánh giá cao về báo cáo tình hình phát triển kinh tế Phú Yên, tuy nhiên, ông cũng thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, hạn chế còn tồn tại, trên cơ sở đó mạnh dạn đề ra những kiến nghị, đề xuất với Trung ương nhằm khơi thông điểm nghẽn, giúp Phú Yên hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết 39-NQ/TW.

"Tỉnh Phú Yên nên căn cứ vào các chỉ tiêu của quy hoạch sử dụng đất của Chính phủ để phân bổ đưa vào quy hoạch của tỉnh cho phù hợp".

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân

Trong khi đó, đánh giá những kết quả đạt được, nhất là những tồn tại, nguyên nhân khách quan, chủ quan trong quá trình thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của tỉnh, Thứ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông nhấn mạnh: "Quy hoạch tỉnh phải có tầm nhìn dài hạn, tư duy chiến lược sao để phát huy được tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Trong quy hoạch thì trọng tâm vẫn là Khu Công nghiệp Nam Phú Yên.., khu vực thành phố Tuy Hòa là động lực trung tâm phát triển và khu kinh tế ven biển".

Góp ý trong việc khơi thông điểm nghẽn phát triển kinh tế biển cho tỉnh Phú Yên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân nêu ra giải pháp định hướng hình thành trung tâm chế biến xuất nhập khẩu nông, thủy sản thực phẩm của tỉnh; lưu ý phát triển hạ tầng thương mại, thương mại điện tử trong thời gian tới.

Báo cáo tổng tổng kết của Phú Yên cũng chỉ ra một số tồn tại hạn chế trong quá trình thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW như: Tăng trưởng kinh tế chưa bền vững; quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được khai thác, phát huy hiệu quả. Hạ tầng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu cầu; thu hút đầu tư còn hạn chế...

Để công tác tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW đem lại hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đặt ra của Ban Chỉ đạo và nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững tỉnh Phú Yên, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Chỉ đạo đề ra các nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Phú Yên trong công tác thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW.

Đồng chí Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Đồng chí Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng đề nghị Tỉnh ủy Phú Yên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để hoàn thiện Báo cáo tổng kết phối hợp với Ban Chỉ đạo tham mưu cho Bộ Chính trị những quan điểm và định hướng mới cho phát triển vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng.

Tin liên quan

Đọc tiếp