Một cổ phiếu họ FLC vẫn đắt nhất nhì thị trường chứng khoán

GAB flc
17:34 - 15/09/2022
Thanh khoản tắt, GAB giữ nguyên thị giá trước khi ông Quyết bị bắt. Ảnh: GAB
Thanh khoản tắt, GAB giữ nguyên thị giá trước khi ông Quyết bị bắt. Ảnh: GAB
0:00 / 0:00
0:00
Trái ngược với 6 cổ phiếu còn lại trong hệ thống Tập đoàn FLC, cổ phiếu GAB của CTCP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC vẫn đang là một trong những cổ phiếu có thị giá cao nhất trên thị trường chứng khoán.

Tính tới ngày 15/9, trong số 7 cổ phiếu của hệ sinh thái FLC thì ROS bị hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE; FLC và HAI bị đình chỉ giao dịch; còn 4 mã là GAB, AMD, ART và KLF bị đưa vào diện cảnh báo.

Các mã nằm trong hệ sinh thái FLC đều giảm mạnh từ đầu năm sau lùm xùm việc Chủ tịch HĐQT FLC Trịnh Văn Quyết bán 175 triệu cổ phiếu FLC không thông báo. Kể từ thời điểm ông Quyết bị bắt vì tội “thao túng thị trường chứng khoán” vào ngày 29/3, các cổ phiếu họ FLC đều đồng loạt rơi không thấy đáy.

Cụ thể, thị giá ROS giảm 83,3% từ đỉnh 15.000 đồng/CP xuống còn 2.150 đồng/CP tại thời điểm bị hủy niêm yết; trong khi FLC và HAI giảm lần lượt 82,25% và 82,8% từ đỉnh xuống còn 3.570 đồng/CP và 1.580 đồng/CP ở thời điểm bị đình chỉ giao dịch. Các mã ADM, KFL và ART đều giảm trên 75% kể từ đỉnh hồi đầu năm, kết thúc phiên 15/9, mức giá 3 mã trên tương ứng là 2.110 đồng/CP, 2.000 đồng/CP và 3.300 đồng/CP

Trái với số phận của 6 “người anh em” cùng họ FLC, cổ phiếu GAB niêm yết trên sàn HoSE của CTCP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC không những không giảm mà còn tăng giá. Kết thúc phiên 15/9, thị giá GAB giữ nguyên ở mức 196.400 đồng/CP, tăng 7,4% so với đầu năm.

Hiện tại, GAB đang là một trong những mã cổ phiếu có giá cao nhất trên thị trường, chỉ thua mã VCF trên sàn HoSE của CTCP Vinacafe Biên Hòa.

CTCP GAB có tiền thân là CTCP Gạch Tuynel FLC - Đò lèn Hậu Lộc, được thành lập tháng 5/2016 với vốn điều lệ 50 tỷ đồng, trong đó tập đoàn FLC góp đến 80% (40 tỷ). Sau nhiều lần tăng vốn, năm 2019, công ty niêm yết trên sàn HoSE.

Thời điểm mới lên sàn, GAB mang dáng dấp của một ROS thứ 2 khi thị giá tăng nhanh chỉ trong một thời gian ngắn. Trong hơn 1 năm, giá cổ phiếu GAB tăng hơn 15 lần từ vùng giá 13.000 đồng/CP lên đỉnh 196.400 đồng/CP như hiện tại.

Tuy nhiên khác với ROS, cổ phiếu GAB không thu hút được nhiều các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Minh chứng là thanh khoản trên sàn chứng khoán của GAB hầu như không có.

Trên thực tế, thanh khoản của GAB bắt đầu giảm từ cuối năm 2020. Thanh khoản của GAB giảm xuống dưới 10.000 đơn vị khớp mỗi phiên từ 24/11/2020. Từ 6/5/2021 trở đi thanh khoản của GAB hầu như chỉ dưới 1.000 đơn vị khớp mỗi phiên. Tới ngày 28/3/2022, 1 ngày trước khi ông Quyết bị bắt, thanh khoản của GAB tắt hẳn và duy trì cho đến nay.

Tại ĐHĐCĐ thường niên GAB năm 2021, có tổng số 21 cổ đông dự họp, đại diện cho gần 13,7 triệu cổ phần, chiếm 99,24% của công ty. Tới năm nay, sau sự cố các lãnh đạo FLC bị bắt, phải tới lần 3, GAB mới tổ chức thành công ĐHĐCĐ với tỷ lệ cổ phần tham dự vỏn vẹn là 0,025%.

Vào giữa năm 2020, thời điểm mà cổ phiếu GAB vẫn còn tăng mạnh, ông Trịnh Văn Quyết từng có ý định sáp nhập GAB vào CTCP Xây dựng FLC Faros (ROS) và CTCP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (AMD) nhưng không thành công.

Về kết quả kinh doanh, trong nửa đầu năm 2022, doanh thu của GAB đạt gần 167 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty ghi nhận khoản lỗ sau thuế hơn 22 triệu đồng, trong khi 6 tháng đầu năm 2021, công ty ghi nhận lãi hơn 930 triệu đồng.

Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ vừa thông qua, công ty đặt mục tiêu kinh doanh cho năm 2022 với doanh thu hợp nhất 400 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Trong trường hợp lý tưởng nhất, PTI sẽ tăng vốn điều lệ gấp 3 lần lên 3.216 tỷ đồng. Ảnh: Minh Phong - Mekong ASEAN

ĐHĐCĐ PTI: Tăng vốn lên gấp 3 lần

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) được tổ chức ngày 24/4. Tại đây, cổ đông công ty sẽ thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có 2 tờ trình tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần.