Nhiều dự án hợp tác Việt - Mỹ được ký kết

Hợp Tác Việt - Mỹ
23:10 - 19/05/2022
0:00 / 0:00
0:00
Chuyến công tác tại Mỹ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khép lại vào ngày 19/5, trong đó đạt được các mục tiêu đề ra với những kết quả thiết thực như 25 thỏa thuận được ký kết và trao đổi trong chuyến đi này. 

Trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ, thăm và làm việc tại Mỹ và Liên Hợp Quốc từ ngày 11-17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với nhiều doanh nghiệp, tổ chức trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ và năng lượng để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi số và giảm phát thải cacbon của Việt Nam.

Các tập đoàn lớn và tổ chức toàn cầu tại Mỹ đều khẳng định Việt Nam là thị trường tiềm năng mà họ đang hướng tới, cam kết sẽ mở rộng đầu tư với 25 thoả thuận được ký kết và trao đổi trong khuôn khổ chuyến công tác này.

Tổng giám đốc PV Power Lê Như Linh và Phó Tổng giám đốc GE Power Mark Albenze trao văn bản ký kết dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: Petro Việt Nam.

Tổng giám đốc PV Power Lê Như Linh và Phó Tổng giám đốc GE Power Mark Albenze trao văn bản ký kết dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: Petro Việt Nam.

Trong đó, có thể kể đến thỏa thuận hợp tác về phát triển giải pháp nâng cao hiệu quả Nhà máy điện Nhơn Trạch 1 và Hợp tác dài hạn về bảo trì Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 do Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (PV Power) và Tập đoàn General Electric (GE) của Mỹ ký kết.

Nhiệt điện Nhơn Trạch 1 là nhà máy điện khí do PV Power sở hữu và vận hành từ năm 2009. Các thiết bị chính của nhà máy do GE chế tạo. Tuy nhiên sau nhiều năm vận hành, hiện nhu cầu nâng cao hiệu suất vận hành của nhà máy điện Nhơn Trạch 1 là hết sức cấp thiết. Cả PV Power và GE sẽ phát triển các giải pháp song song với cung cấp các thiết bị nhằm cải thiện hiệu suất của nhà máy Nhơn Trạch 1. Đây sẽ là yếu tố then chốt nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao công suất và sản lượng điện từ đó tăng lợi nhuận tổng thể cho PV Power.

Bà Stephanie von Friedeburg, Phó Chủ tịch Điều hành Cấp cao IFC (trái) và Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà (phải) trao đổi Biên bản ghi nhớ với sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo. Ảnh: IFC

Bà Stephanie von Friedeburg, Phó Chủ tịch Điều hành Cấp cao IFC (trái) và Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà (phải) trao đổi Biên bản ghi nhớ với sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo. Ảnh: IFC

Cũng về vấn đề năng lượng, IFC – thành viên của Ngân hàng Thế giới đã ký 2 biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhằm hỗ trợ Việt Nam chuyển dịch sang lộ trình tăng trưởng xanh, phát thải carbon thấp và nỗ lực đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 năm 2050.

Bà Stephanie von Friedeburg, Phó Chủ tịch Điều hành Cấp cao IFC (trái) và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng (phải) trao đổi Biên bản ghi nhớ với sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo. Ảnh: IFC

Bà Stephanie von Friedeburg, Phó Chủ tịch Điều hành Cấp cao IFC (trái) và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng (phải) trao đổi Biên bản ghi nhớ với sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo. Ảnh: IFC

Trên cơ sở hợp tác sẵn có trong việc phát triển bộ tiêu chí cho các dự án xanh, IFC sẽ tiếp tục hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và thực hiện khung chính sách và pháp luật, với trọng tâm ban đầu bao gồm các lĩnh vực mua sắm xanh, hệ thống phân loại xanh, và quản lý chất thải, đặc biệt là tái chế nhựa và chất thải điện tử, cũng một số lĩnh vực khác.

Bên cạnh đó, để thúc đẩy các dòng vốn xanh và tăng cường vai trò của khu vực ngân hàng trong việc thực hiện các mục tiêu khí hậu của Việt Nam, trong năm năm tới, IFC cũng sẽ mở rộng quy mô hỗ trợ cho chương trình quốc gia về tài chính bền vững do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì.

Bà Stephanie von Friedeburg, Phó chủ tịch điều hành cao cấp IFC (thứ ba từ trái sang) và ông Trần Hoài Nam, Phó tổng giám đốc HDBank (bìa phải) trao văn kiện ký kết, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: IFC

Bà Stephanie von Friedeburg, Phó chủ tịch điều hành cao cấp IFC (thứ ba từ trái sang) và ông Trần Hoài Nam, Phó tổng giám đốc HDBank (bìa phải) trao văn kiện ký kết, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: IFC

Bên cạnh biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 12/5, IFC cũng ký hợp đồng hợp tác và trao Biên bản Ghi nhớ với Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank), nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam tiếp cận gần hơn với các giải pháp tài chính sáng tạo. Hoạt động hợp tác này dự kiến sẽ hỗ trợ HDBank xây dựng danh mục tài trợ chuỗi cung ứng trị giá 1 tỷ USD vào năm 2025.

Qua đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp này có nhiều cơ hội để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, mở rộng sang các thị trường trường mới, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển vững mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến việc trao chứng nhận khoản tài trợ 70 triệu USD của DFC cho Đại học Fulbright tại Việt Nam. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến việc trao chứng nhận khoản tài trợ 70 triệu USD của DFC cho Đại học Fulbright tại Việt Nam. Ảnh: VGP

Là một cơ quan đã nhiều lần hợp tác với các cơ quan phía Việt Nam, ông Scott A. Nathan, Tổng Giám đốc Cơ quan Tài chính phát triển Mỹ DFC, đánh giá cao tiềm năng, triển vọng hợp tác về kinh tế với Việt Nam. Thời gian tới, DFC mong muốn được thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ứng phó biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo, phát triển khu vực sông Mekong, tài chính hỗ trợ phát triển bao trùm…

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chứng kiến việc trao chứng nhận khoản tài trợ 70 triệu USD của DFC cho Đại học Fulbright tại Việt Nam, đồng thời đề nghị hai bên phối hợp thúc đẩy triển khai hiệu quả khoản hỗ trợ này.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius trao thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Ảnh: VGP

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius trao thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Ảnh: VGP

Trong cuộc trao đổi với Đặc phái viên khí hậu John Kerry và Giám đốc Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) Samantha Power, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chứng kiến việc trao hai văn bản hợp tác giữa USAID và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế và phát triển năng lực địa phương của Việt Nam đến năm 2028, với tổng giá trị ODA 100 triệu USD. Bên cạnh đó là công bố thực hiện dự án tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (IPS-C) đến năm 2025, với tổng giá trị ODA 36,3 triệu USD.

Các đối tác Việt Nam và Hoa Kỳ trao văn kiện hợp tác tại Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn Việt Nam. Ảnh: VGP

Các đối tác Việt Nam và Hoa Kỳ trao văn kiện hợp tác tại Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn Việt Nam. Ảnh: VGP

Còn trong chuyến thăm, làm việc tại Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ trao hai văn kiện hợp tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư giữa các đối tác Việt Nam và Mỹ.

Trong đó, có văn bản hợp tác giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam với NYSE về hỗ trợ nâng hạng thị trường, xây dựng cơ chế để các nhà đầu tư tham gia hai thị trường chứng khoán

Đại diện UBND tỉnh Bắc Giang, Vietnam Airlines và Emission Resources trao biên bản ghi nhớ về hợp tác xuất khẩu vải thiều và nông sản. Ảnh: VGP
Đại diện UBND tỉnh Bắc Giang, Vietnam Airlines và Emission Resources trao biên bản ghi nhớ về hợp tác xuất khẩu vải thiều và nông sản. Ảnh: VGP

Ngoài hợp tác trong các lĩnh vực tài chính, công nghệ, năng lượng… hợp tác thúc đẩy tiêu thụ nông sản giữa hai nước cũng rất được coi trọng. Tại buổi tọa đàm kết nối doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ ký kết 4 thỏa thuận hợp tác (MOU) giữa Việt Nam và Mỹ.

Trong đó, có MOU giữa tỉnh Bắc Giang và tập đoàn ERG về thúc đẩy thương mại các sản phẩm nông sản địa phương; MOU giữa CTCP Sản xuất nội thất Mộc Thịnh Phát và Công ty Grasslands Farms về thúc đẩy thương mại nông sản; MOU giữa Công ty XNK quốc tế Nevist Việt Nam và AGP về xúc tiến thương mại và đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chứng kiến lễ trao biên bản ghi nhớ giữa hãng hàng không Vietjet Air và United Parcel Service Co. Ảnh: VGP
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chứng kiến lễ trao biên bản ghi nhớ giữa hãng hàng không Vietjet Air và United Parcel Service Co. Ảnh: VGP

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ tại Mỹ còn có các biên bản hợp tác công nghệ giữa Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tập đoàn Cisco (Mỹ); hợp tác giáo dục giữa Tập đoàn Giáo dục EMG Education và Đại học California Irvine và Học viện Năng khiếu và Tài năng Toàn cầu (Mỹ); hợp tác vận chuyển hàng hoá quốc tế thông qua mạng bay và hạ tầng giao nhận rộng khắp trong khu vực và toàn cầu giữa hãng hàng không Vietjet và United Parcel Service (UPS).

Tin liên quan

Đọc tiếp