Khi các cơ quan quản lý tiếp quản SVB ngày 10/3, nhiều chuyên gia tài chính cho rằng sự sụp đổ của ngân hàng này sẽ không có nhiều tác động đến nền kinh tế Mỹ.

Những câu hỏi đặt ra sau sự sụp đổ của ngân hàng SVB

SVB NGÂN HÀNG
22:57 - 14/03/2023
Các động thái gần đây của Chính phủ Mỹ đã giới hạn phần nào tác động tiêu cực mà sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) mang đến cho nền kinh tế. Tuy vậy, theo Washington Post, điều này cũng đang đặt ra nhiều câu hỏi cần câu trả lời.

Chính phủ Mỹ công bố vào ngày 12/3 rằng họ sẽ đảm bảo tất cả các khoản tiền gửi tại SVB vốn bị các cơ quan quản lý cho đóng cửa vào ngày 10/3 trước đó. Sau đó đến lượt ngân hàng thứ hai là Signature Bank tại New York cũng bị đóng cửa và mở rộng các biện pháp bảo vệ tiền gửi tương tự cho khách hàng ở đây.

Bên cạnh đó, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cũng tuyên bố sẽ tạo ra một cơ sở cho vay riêng biệt để bảo vệ các ngân hàng khác khỏi các hiệu ứng dây chuyền và ngăn chặn tình trạng rút tiền của ngân hàng.

Theo Washington Post, các động thái này đã kiềm tỏa cú sốc trong lĩnh vực công nghệ và một số các cơ quan quản lý ngân hàng hàng đầu ở Mỹ, những người lo ngại sự sụp đổ của SVB có thể nhanh chóng gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính lớn hơn nhiều.

“Chúng tôi đang thực hiện các hành động quyết đoán để bảo vệ nền kinh tế Mỹ bằng cách củng cố niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng,” một tuyên bố chung của Bộ Tài chính, Fed và Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang (FDIC) cho biết. Tuyên bố này có thể đại diện cho sự khởi đầu chứ không phải kết thúc cho một cuộc tranh luận về phản ứng của liên bang đối với vụ sụp đổ của SVB.

Khi các cơ quan quản lý tiếp quản SVB ngày 10/3, nhiều chuyên gia tài chính cho rằng sự sụp đổ của ngân hàng này sẽ không có nhiều tác động đến nền kinh tế Mỹ.

Cơ sở khách hàng của SVB (Ngân hàng Thung lũng Silicon) được phản ánh từ chính tên của nó là khách hàng của SVB là các nhà đầu tư mạo hiểm, các công ty mới thành lập và các công ty khác trong lĩnh vực công nghệ, những công ty đã sa thải hàng nghìn nhân viên trong những tháng gần đây mà vẫn có ít ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế quốc gia.

Tuy nhiên, một thực tế đang dần trở nên rõ ràng là sự thất bại của SVB có thể gây ra những vấn đề lớn hơn.

Hơn 90% tiền gửi của SVB vượt quá giới hạn 250.000 USD cho bảo hiểm liên bang đối với tài khoản ngân hàng. Khách hàng đã bắt đầu chuyển tiền của họ sang các ngân hàng khác. Khi SVB đóng cửa, nhiều công ty lo lắng rằng họ có thể không trả được tiền cho nhân viên và nhiều người gửi tiền phải đối mặt với viễn cảnh mất đi một lượng tiền mặt rất lớn.

Điều này làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của tiền gửi doanh nghiệp ở một số ngân hàng khác. Nỗi lo có thể là phi lý, do hoàn cảnh đặc biệt đã góp phần vào sự sụp đổ của SVB. Nhưng chúng cũng có thể khiến người dân rút tiền từ các tổ chức tín dụng, gây ra nhiều vụ rút tiền gửi ngân hàng hơn.

Trong khi hệ thống tài chính nói chung tiếp tục hoạt động tương đối bình thường vào ngày 10/3, giá cổ phiếu của hơn nửa tá ngân hàng có tiếp xúc với công nghệ - bao gồm PacWest và Signature Bank - đã giảm hơn 20%, theo thống kê của ông Paul Goldsmith- Pinkham, giáo sư tài chính của Đại học Yale.

Các quan chức liên bang Mỹ nhận ra rằng các giám đốc điều hành doanh nghiệp trên toàn quốc có thể đồng thời quyết định chuyển tiền của họ đến một ngân hàng lớn hơn ở Phố Wall. Điều đó có thể đã gây bất ổn cho nhiều ngân hàng nhỏ hơn. Vì vậy, họ quyết định phải hành động trước khi các ngân hàng mở cửa vào thứ Hai phiên 13/3.

Các quan chức Mỹ đã cố gắng khôi phục niềm tin của người gửi tiền rằng tiền của họ vẫn an toàn.

Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang (FDIC) sẽ đảm bảo tất cả các khoản tiền gửi tại Ngân hàng SVB và Signature, ngay cả những khoản tiền gửi trên mốc 250.000 USD thông thường. SVB nắm giữ khoảng 150 tỷ USD tiền gửi không được bảo hiểm trong khi Signature cũng cầm hơn 70 tỷ USD.

Nhằm trấn an thị trường và những người gửi tiền tại SVB, chính phủ Mỹ đã thực hiện nhiều biện pháp khẩn cấp để củng cố hệ thống ngân hàng.
Nhằm trấn an thị trường và những người gửi tiền tại SVB, chính phủ Mỹ đã thực hiện nhiều biện pháp khẩn cấp để củng cố hệ thống ngân hàng.

Những khách hàng này có thể truy cập vào tất cả các khoản tiền của họ mặc dù các ngân hàng đã sụp đổ. Điều này gửi một thông điệp tới người gửi tiền là họ không có lý do gì để chuyển tiền đi, khi mà họ sẽ không mất tiền trong trường hợp ngân hàng gặp sự cố.

Chính phủ Mỹ cũng đã cố gắng đảm bảo rằng hầu hết các ngân hàng không tiến gần đến phá sản ngay từ đầu. Vì vậy, Cục Dự trữ Liên bang đã công bố một cơ chế cho vay đặc biệt mới với các điều khoản hào phóng khác thường: Fed sẽ cho các ngân hàng vay tiền khi đặt tài sản của họ làm tài sản thế chấp, ngay cả khi những tài sản đó hiện có giá trị thấp hơn giá gốc mà ngân hàng đã bỏ ra.

Theo ông Todd Phillips, người từng là luật sư tại FDIC cho biết, thông thường, ngân hàng trung ương chỉ cho vay dựa trên giá trị hiện tại đối với tài sản của ngân hàng. Động thái này có nghĩa là các ngân hàng sẽ không gặp khó khăn khi tiếp cận tiền mặt nếu khách hàng bắt đầu rút tiền.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 13/3 cũng cho biết rằng ông sẽ thúc đẩy Quốc hội và các cơ quan quản lý ngân hàng “tăng cường các quy tắc đối với các ngân hàng để giảm khả năng xảy ra sự cố ngân hàng kiểu này một lần nữa và để bảo vệ việc làm của người Mỹ và các doanh nghiệp nhỏ”.

Thông báo của chính phủ Mỹ ngày 12/3 ngay lập tức làm dấy lên một cuộc tranh luận về việc liệu những hành động này có phải là một gói “cứu trợ” liên bang hay không.

Trong một cuộc gọi với các phóng viên, một quan chức Bộ Tài chính Mỹ nhấn mạnh rằng sự can thiệp liên bang sẽ không giúp SVB hay Signature hoạt động trở lại, như các gói cứu trợ ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đối với các ngân hàng gần như phá sản.

Những biện pháp bảo vệ mới này nhằm mục đích bảo vệ những người và doanh nghiệp đã đưa ra quyết định hợp lý khi gửi tiền của họ vào một ngân hàng được công nhận và quản lý - chứ không phải các nhà đầu tư mua chứng khoán rủi ro.

Quan chức Bộ Tài chính Mỹ cũng nhấn mạnh, số tiền được sử dụng để hoàn trả cho người gửi tiền sẽ đến từ quỹ do các ngân hàng Mỹ chi trả. Bộ trưởng Tài chính Janet L. Yellen và Tổng thống Biden đều đưa ra tuyên bố vào tối Chủ nhật ngày 12/3, nhấn mạnh rằng người nộp thuế sẽ không trả tiền để giải cứu người gửi tiền vì quỹ ngân hàng sẽ chi trả mọi chi phí.

“Chúng tôi đang cố gắng giúp đỡ những người gửi tiền của các tổ chức. Các ngân hàng, vốn chủ sở hữu và trái chủ đang bị xóa sổ”, quan chức Bộ Tài chính cho biết. “Các công ty không được cứu trợ. Người gửi tiền đang được bảo vệ”.

Nhưng các nhà kinh tế khác - bao gồm một số đồng minh của Tổng thống Biden, và thậm chí cả những người ủng hộ động thái này là cần thiết - vẫn nói rằng các biện pháp này tương đương với một gói cứu trợ. Mặc dù quỹ được các ngân hàng Hoa Kỳ nộp vào, nhưng cuối cùng quỹ này dừng lại ở Bộ Tài chính, có khả năng khiến người nộp thuế gặp khó khăn nếu hết quỹ.

Quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho biết quỹ có hơn 100 tỷ USD và rất khó có khả năng giảm xuống dưới 0 USD. Fed, Bộ Tài chính và FDIC cho biết trong một tuyên bố rằng bất kỳ tổn thất nào đối với quỹ sẽ được hoàn trả đầy đủ bằng cách tính thêm phí cho các ngân hàng. Ngoài ra, Quỹ Ổn định Hối đoái của Bộ Tài chính cũng sẽ cung cấp 25 tỷ USD để hỗ trợ chương trình cho vay của Fed.

Để chi trả cho các khoản tiền gửi không được bảo hiểm, các quan chức liên bang Mỹ trước tiên phải xác định rằng sự sụp đổ của các ngân hàng gây ra “rủi ro hệ thống” đối với hệ thống tài chính, có thể làm sụp đổ không chỉ một hoặc hai ngân hàng mà rộng hơn là toàn ngành.

Điều này có thể chứng minh một trong những câu hỏi được tranh luận nhiều nhất về sự can thiệp của liên bang. Một số chuyên gia bên ngoài đã nghi ngờ về sự sụp đổ của SVB có khả năng gây ra rủi ro hệ thống. Ông Anil Kashyap, giáo sư tại Trường Kinh doanh Booth của Đại học Chicago nói vào cuối tuần trước: “Đây không phải là một sự kiện mang tính hệ thống. Đây là một ngân hàng hạng trung được quản lý tồi”.

Một số chuyên gia bên ngoài đã nghi ngờ về sự sụp đổ của SVB có khả năng gây ra rủi ro hệ thống.

Một số chuyên gia bên ngoài đã nghi ngờ về sự sụp đổ của SVB có khả năng gây ra rủi ro hệ thống.

Tuy nhiên, các cơ quan quản lý ngân hàng hàng đầu quốc gia Mỹ vẫn xác định rằng rủi ro hệ thống đã tồn tại, mặc dù họ chưa đưa ra một phân tích chứng minh những phát hiện của họ. Việc phê duyệt các biện pháp cần có 2/3 phiếu bầu của các hội đồng của Fed và FDIC. Cả Fed và FDIC đều nhất trí làm như vậy.

Kể từ khi SVB sụp đổ, một số chuyên gia tài chính đã tập trung vào dự luật bãi bỏ quy định ngân hàng mà Quốc hội đã thông qua trên cơ sở lưỡng đảng vào năm 2018 và Tổng thống Trump đã ký thành luật.

Luật bãi bỏ một loạt các yêu cầu giám sát đối với các ngân hàng có tài sản từ 50 tỷ đến 250 tỷ USD. Vào thời điểm đó, các ngân hàng khu vực đã lập luận trước Quốc hội rằng họ không gây ra mối đe dọa mang tính hệ thống như những gã khổng lồ Phố Wall đã gây ra. Khi sụp đổ, SVB có khoảng 200 tỷ USD.

Nhiều chuyên gia bao gồm một số người phản đối dự luật, cho rằng mối liên hệ chính xác là không rõ ràng. SVB đặc biệt bị ảnh hưởng do giá trị trái phiếu Chính phủ nắm giữ giảm khi lãi suất tăng, thường được coi là tài sản an toàn. Chính quyền liên bang cũng có thể bỏ lỡ điều này ngay cả khi không có sự thay đổi về quy định.

Ông Bob Hockett, giáo sư Đại học Cornell và cựu quan chức Fed cho biết: “Tôi nghĩ nó có liên quan, nhưng tôi không nghĩ chúng ta có thể biết liệu đó có phải là nguyên nhân chính ở đây hay không”. Có thể SVB sẽ phải đối mặt với “quy định thận trọng nâng cao” - thuật ngữ ngành để chỉ sự giám sát bổ sung - “nhưng chúng ta không thể biết điều đó sẽ xảy ra như thế nào”, ông Hockett nói.

Quốc hội Mỹ dự kiến sẽ sớm bắt đầu tranh luận về các biện pháp được thiết kế để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tương tự xảy ra trong thời gian tới. Chúng có thể bao gồm các quy định ngân hàng mới, thay đổi chế độ bảo hiểm FDIC và các luật khác nhằm cải thiện sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

Đọc tiếp