Longform
Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào: Tài sản vô giá giữa hai quốc gia

Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào: Tài sản vô giá giữa hai quốc gia

Năm 2022, Việt Nam và Lào kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962-5/9/2022) và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (18/7/1977-18/7/2022). Đây là năm có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Lào

Nhìn lại từng giai đoạn lịch sử vừa qua, mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Lào đã được đặt nền móng vững chắc bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong và được vun đắp, phát huy qua nhiều thế hệ lãnh đạo kế cận.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng bền chặt và phát huy hiệu quả. Hội nghị Hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam - Lào lần thứ XII vừa qua là một minh chứng rõ nét. Trong tương lai hứa hẹn sự hợp tác mạnh mẽ hơn nữa khi Việt Nam đang gia tăng đầu tư tại Lào.

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào, chia sẻ với Mekong ASEAN, Đại sứ Lào tại Việt Nam Sengphet Houngboungnuang một lần nữa khẳng định “Quan hệ hữu nghị Việt Nam – Lào là mối quan hệ vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước”.

Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào: Tài sản vô giá giữa hai quốc gia

Mekong Asean: Việt Nam và Lào thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 9/1962. Trải qua 60 năm, Ngài Đại sứ đánh giá quan hệ hợp tác giữa hai nước đã có những bước phát triển ra sao?

Đại sứ Sengphet Houngboungnuang: Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng anh em thân thiết gắn bó keo sơn, cùng uống chung dòng nước của nhiều con sông đi qua, cùng tựa vào dãy Trường Sơn, đồng cam cộng khổ trong suốt nhiều thập kỷ giai đoạn đấu tranh cứu quốc cũng như giai đoạn giữ gìn và bảo vệ đất nước.

Mối quan hệ giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Lào luôn rõ nét trong từng giai đoạn lịch sử. Mối quan hệ hợp tác hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện này được đặt nền móng bởi lãnh tụ hai nước, tiếp tục được vun đắp bởi các chiến sĩ cách mạng và nhân dân Lào - Việt. Đây là mối quan hệ đặc biệt, thủy chung, trong sáng, hiếm có trong quan hệ quốc tế, là tài sản vô giá của hai nước.

Có thể nói rằng, gần như mọi chiến trường trên mảnh đất Lào đều có dấu ấn cùng chung chiến đấu của các chiến sĩ Lào - Việt Nam, cùng chiến đấu tạo nên những chiến công.

Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào: Tài sản vô giá giữa hai quốc gia

Tất cả những điều đó đều là nguồn lực quý báu dành cho Lào của chúng tôi trong sự nghiệp giữ gìn bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào: Tài sản vô giá giữa hai quốc gia

Mekong Asean: Với nền tảng đặc biệt đó, tiềm năng phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn còn rất lớn. Đại sứ đánh giá như thế nào về quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư?

Đại sứ Sengphet Houngboungnuang: Hai nước Việt Nam - Lào có truyền thống quan hệ tốt đẹp từ lâu đời không chỉ riêng về quan hệ chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh và giáo dục - văn hóa, hợp tác lĩnh vực kinh tế cũng là một trong những quan hệ đặc biệt và có sự mật thiết trong thời gian vừa qua.

Sau khi hai nước điều chỉnh các cơ chế và chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn của mỗi nước, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư song phương đã ngày càng phát triển, cụ thể:

Về đầu tư, các nhà đầu tư Việt Nam có vai trò và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Lào. Từ năm 1988 đến nay đầu tư Việt Nam tại Lào có 417 dự án, tổng giá trị phê duyệt 4,6 tỷ USD. Trong đó, các dự án Việt Nam đầu tư 100% có 291 dự án, trị giá 4,3 tỷ USD và đầu tư liên doanh có 126 dự án.

Hiện nay Việt Nam đứng thứ 3 trong 54 quốc gia đang đầu tư tại Lào. Chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng, khoáng sản và ngành dịch vụ... Trong khi đó, mặt hàng xuất khẩu chính của Lào sang Việt Nam vẫn là khoáng sản, còn hàng hóa, nông sản chưa có nhiều vì vẫn còn bị hạn chế nhiều mặt.

Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế giữa Lào – Việt Nam đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Lào, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, góp phần tích cực vào công tác quốc phòng - an ninh ngày càng chặt chẽ.

Mekong Asean: Lào là thị trường đầy tiềm năng về thương mại và đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam, theo Đại sứ, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư vào Lào có hiệu quả ra sao?

Đại sứ Sengphet Houngboungnuang: Vì Lào và Việt Nam có vị trí và địa lý tiếp giáp nhau từ Bắc tới Nam nên thuận lợi trong việc đi lại. Đặc biệt, hai nước có truyền thống quan hệ hữu nghị tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện từ lâu đời. Đây trở thành thế mạnh trong việc tăng cường vun đắp cho mối quan hệ gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của hai nước.

Các doanh nghiệp của Việt Nam đã đầu tư vào Lào trong nhiều dự án trọng điểm, điều này giúp cho Lào trở thành quốc gia nằm trong top đầu về đầu tư tại nước ngoài của Việt Nam.

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp của Việt Nam đã đầu tư khá nhiều vào Lào nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng, khoáng sản và ngành dịch vụ. Nhìn chung, việc triển khai đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào: Tài sản vô giá giữa hai quốc gia

Mekong Asean: Ngài có lời khuyên cho doanh nghiệp Việt Nam đang muốn đầu tư, xây dựng thương hiệu tại Lào, cũng như những chính sách đặc biệt Chính phủ Lào dành cho doanh nghiệp Việt Nam để thu hút nguồn vốn đầu tư?

Đại sứ Sengphet Houngboungnuang: Chính phủ Lào có chính sách xúc tiến đầu tư trong và nước ngoài dựa theo Luật Xúc tiến Đầu tư năm 2016 và văn bản luật liên quan khác của Lào trong lĩnh vực thương mại và đầu tư.

Các chính sách thu hút các nhà đầu tư trong và nước ngoài đến đầu tư tại Lào gồm Chính sách xúc tiến đầu tư theo ngành với 9 ngành xúc tiến cụ thể. Đó là xây dựng trung tâm khoa học ứng dụng công nghệ cao; Sản xuất nông nghiệp sạch, sản xuất cây giống, con giống; Ngành công nghiệp chế biến hàng nông sản; Phát triển công nghiệp du lịch tự nhiên, văn hóa và lịch sử; Giáo dục và phát triển tay nghề lao động; Y tế, xây dựng bệnh viện hiện đại, nhà máy sản xuất thuốc và thiết bị y tế; Phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ vận tải hàng hóa và hội nhập giữa các quốc gia; Ngân hàng chính sách và tổ chức tài chính vi mô và Xây dựng các trung tâm thương mại hiện đại.

Chính sách xúc tiến thì thực hiện theo 3 vùng gồm Vùng 1: Vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, cơ sở hạ tầng không thuận lợi cho việc đầu tư; Vùng 2: Khu vực có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho đầu tư; Vùng 3: Khu kinh tế đặc biệt.

Chính sách cuối cùng là xúc tiến thuế quan và chính sách xúc tiến sử dụng đất đai.

Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào: Tài sản vô giá giữa hai quốc gia

Những chính sách này rất quan trọng với các nhà đầu tư Việt Nam khi quyết định đầu tư tại Lào, tôi cũng hi vọng với những chính sách tích cực như vậy sẽ ngày càng thu hút được nhiều doanh nghiệp Việt Nam đến và đầu tư tại Lào.

Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào: Tài sản vô giá giữa hai quốc gia

Mekong Asean: Xin cảm ơn những chia sẻ của Ngài!

NỘI DUNG: THẢO NGÂN; ẢNH: QUÁCH SƠN: THIẾT KẾ: PX NGHĨA

Công ty của lãnh đạo Nam Long chỉ bán 25% số cổ phiếu NLG đã đăng ký

Công ty của lãnh đạo Nam Long chỉ bán 25% số cổ phiếu NLG đã đăng ký

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Brunei được giá nhất thế giới

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Brunei được giá nhất thế giới

Phát hành hơn 42 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 6

Phát hành hơn 42 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 6

Diễn đàn Kinh doanh Năng lượng ASEAN lần thứ 24 sẽ diễn ra vào tháng 9 tại Lào

Diễn đàn Kinh doanh Năng lượng ASEAN lần thứ 24 sẽ diễn ra vào tháng 9 tại Lào

Phát triển bất động sản xanh nhìn từ chiến lược

Phát triển bất động sản xanh nhìn từ chiến lược 'chơi lớn' của Vingroup và Vinhomes

600 đại biểu sẽ tham dự Hội nghị về người Việt Nam ở nước ngoài

600 đại biểu sẽ tham dự Hội nghị về người Việt Nam ở nước ngoài

Chủ tịch Quốc hội tiếp đoàn đại biểu Hội Phụ nữ Lào và Campuchia

Chủ tịch Quốc hội tiếp đoàn đại biểu Hội Phụ nữ Lào và Campuchia

Dự án thành phần 4 sân bay Long Thành vẫn chưa hoàn thành hồ sơ mời thầu

Dự án thành phần 4 sân bay Long Thành vẫn chưa hoàn thành hồ sơ mời thầu

Cổ phiếu ITA của Tân Tạo sẽ bị hạn chế giao dịch

Cổ phiếu ITA của Tân Tạo sẽ bị hạn chế giao dịch

Đề nghị Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách theo dõi về tự do tôn giáo

Đề nghị Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách theo dõi về tự do tôn giáo

Belarus chính thức trở thành thành viên thứ 10 của SCO

Belarus chính thức trở thành thành viên thứ 10 của SCO

Metro Nhổn - Ga Hà Nội về đích đoạn trên cao

Metro Nhổn - Ga Hà Nội về đích đoạn trên cao

Tận hưởng thế giới thể thao không giới hạn tại Vinhomes Grand Park

Tận hưởng thế giới thể thao không giới hạn tại Vinhomes Grand Park

Cổ phiếu công nghệ trở lại đường đua, nhóm dầu khí hút tiền

Cổ phiếu công nghệ trở lại đường đua, nhóm dầu khí hút tiền

Australia

Australia 'bắt tay' Amazon xây trung tâm dữ liệu tuyệt mật

Vietcap triển khai tăng vốn lên 5.700 tỷ đồng

Vietcap triển khai tăng vốn lên 5.700 tỷ đồng

Thương mại Malaysia tăng gần 9% trong 5 tháng đầu năm 2024

Thương mại Malaysia tăng gần 9% trong 5 tháng đầu năm 2024

Những điểm chạm cảm xúc nơi công sở

Những điểm chạm cảm xúc nơi công sở

Cổ đông CEO Group sắp nhận cổ tức bằng cổ phiếu

Cổ đông CEO Group sắp nhận cổ tức bằng cổ phiếu

LPBank triển khai phát hành 6.000 tỷ đồng trái phiếu

LPBank triển khai phát hành 6.000 tỷ đồng trái phiếu