ROS chỉ được giao dịch trên UPCoM khi có kết luận từ cơ quan chức năng

Cổ Phiếu FLC Faros
07:57 - 31/08/2022
ROS chỉ được giao dịch trên UPCoM khi có kết luận từ cơ quan chức năng
0:00 / 0:00
0:00
HNX cho biết hiện chưa có cơ sở để xác định số vốn điều lệ hợp lệ cũng như tính đại chúng của ROS và số lượng chứng khoán đăng ký giao dịch, do đó việc xem xét hồ sơ đăng ký giao dịch của ROS trên UPCoM chỉ được thực hiện sau khi có kết luận chính thức.

Đây là thông tin được đại diện Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa ra sau khi thị trường xuất hiện thông tin cổ phiếu ROS của Công ty CP Xây dựng FLC Faros sẽ được đăng ký giao dịch trên UPCoM sau khi bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) hủy niêm yết bắt buộc.

Cụ thể, ngày 30/8, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã có thông báo về việc thực hiện chuyển dữ liệu đăng ký, lưu ký cổ phiếu ROS của FLC Faros từ sàn HoSE sang UPCoM. Nhiều nhà đầu tư cho rằng với quyết định này cổ phiếu ROS sau khi bị hủy niêm yết trên HoSE vẫn có thể giao dịch trên UPCoM với biên độ dao động 15%/phiên.

Tuy nhiên, đại diện HNX cho biết việc VSD chuyển dữ liệu đăng ký, lưu ký cổ phiếu ROS từ sàn HoSE sang UPCoM chỉ là xử lý kỹ thuật trên hệ thống đối với cổ phiếu bị hủy niêm yết.

Cụ thể, theo quy định, công ty bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc hoặc hủy bỏ tự nguyện nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng thuộc đối tượng phải thực hiện đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM.

Tuy nhiên, với trường hợp của FLC Faros, đại diện HNX cho hay theo kết quả điều tra ban đầu của cơ quan chức năng, việc nâng khống vốn điều lệ của công ty từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng thuộc hành vi bị cấm theo quy định và đang trong quá trình điều tra. Do đó, HNX chưa có cơ sở để xác định số vốn điều lệ của công ty này là hợp lệ cũng như tính đại

“Việc xem xét hồ sơ đăng ký giao dịch của ROS trên UPCoM sẽ được thực hiện sau khi có kết luận chính thức của cơ quan chức năng và hướng dẫn của cơ quan quản lý”, đại diện HNX nhấn mạnh.

Trước đó, chiều 25/8, HoSE đã có quyết định hủy niêm yết bắt buộc toàn bộ hơn 567,58 triệu cổ phiếu ROS của FLC Faros, áp dụng từ ngày 5/9.

Lý do được HoSE đưa ra là FLC Faros đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin mà Sở Giao dịch Chứng khoán hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Cũng liên quan tới các vi phạm về công bố thông tin trước đó, cổ phiếu ROS đã bị HoSE đình chỉ giao dịch từ ngày 12/8 (giá giao dịch lần cuối ở mức 2.510 đồng/cổ phiếu).

Mới đây, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bổ sung với ông Trịnh Văn Quyết để điều tra vụ việc nâng khống vốn điều lệ của FLC Faros trước khi niêm yết trên sàn chứng khoán.

Trong đó, cơ quan điều tra xác định ông Quyết và đồng phạm đã nâng khống vốn FLC Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, tương ứng 430 triệu cổ phần, trong giai đoạn 2014-2016. Số cổ phần này sau khi niêm yết trên sàn chứng khoán đã được nhóm bị can đã bán và rút tiền chiếm đoạt hơn 6.400 tỷ đồng.

Theo Ủy ban Chứng khoán, các giao dịch tăng vốn của FLC Faros được thực hiện trước khi niêm yết, do đó được quy định tại Luật Doanh nghiệp và đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Trong khi đó, các giao dịch tăng vốn này sẽ không thuộc sự điều chỉnh của Luật Chứng khoán và không chịu sự quản lý, giám sát của Ủy ban và Bộ Tài chính.

Kết phiên 11/8 - tức phiên giao dịch cuối cùng ở HoSE trước khi bị đình chỉ, cổ phiếu ROS dừng ở 2.510 đồng/cp, chỉ bằng 24% giá tham chiếu ngày mới nhập sàn, giá trị vốn hóa tương đương 1.425 tỷ đồng.

ROS là một trong những cổ phiếu trượt giá mạnh nhất trên sàn.
ROS là một trong những cổ phiếu trượt giá mạnh nhất trên sàn.

Hiện nay, FLC Faros chưa tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021, chưa có đủ số lượng thành viên HĐQT tối thiểu, chưa có người đại diện theo pháp luật. Do đó, ROS đã triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường để bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2021-2026 vào ngày 15/9.

Theo doanh nghiệp này, ngay sau khi ĐHCĐ bất thường tổ chức thành công sẽ tiến hành nộp hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật và tiến hành các bước tiếp theo để có thể công bố các báo cáo tài chính theo quy định.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Trong trường hợp lý tưởng nhất, PTI sẽ tăng vốn điều lệ gấp 3 lần lên 3.216 tỷ đồng. Ảnh: Minh Phong - Mekong ASEAN

ĐHĐCĐ PTI: Tăng vốn lên gấp 3 lần

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) được tổ chức ngày 24/4. Tại đây, cổ đông công ty sẽ thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có 2 tờ trình tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần.