Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn thông tin từ Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, 2 tháng đầu năm 2023, Hàn Quốc nhập khẩu 22.015 tấn sắn (HS 071410) từ hai thị trường là Việt Nam và Thái Lan.
Trong nửa đầu tháng 3/2023, Việt Nam xuất khẩu 126.542 tấn sắn và sản phẩm từ sắn, đạt 50,4 triệu USD, giảm lần lượt 37% về lượng và 45% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, Việt Nam hiện là nước xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn đứng thứ ba thế giới về lượng và đứng thứ hai về giá trị kim ngạch.
Theo Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 2, kim ngạch xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn của Việt Nam đạt 98,99 triệu USD (tăng 126% so với cùng kỳ năm 2022), là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 4 trong nhóm nông sản (sau cà phê, rau quả và gạo).
Xuất khẩu sắn năm 2022 đạt 3,25 triệu tấn, thu về 1,4 tỷ USD cao hơn mức kỷ lục 1,32 tỷ USD năm 2015, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc 10 tháng năm 2022 tăng 23%, nhưng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn cũng lưu ý, sản lượng lương thực của nước này đã lập kỷ lục cùng với sức mua sụt giảm bởi Covid-19.
Cùng với Thái Lan, Việt Nam là một trong hai quốc gia cung cấp sắn và tinh bột sắn lớn nhất cho Hàn Quốc với tổng thị phần hai nước gần như đạt 100% cả về số lượng và trị giá.
Trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 2,1 triệu tấn sắn và mặt hàng sắn, trong đó Trung Quốc chiếm tới 93%, tương ứng đạt 1,95 triệu tấn.
Trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam tăng hơn 9% về lượng. Tuy nhiên, riêng với mặt hàng sắn lại ghi nhận giảm 12% về lượng, nguyên nhân chủ yếu là do bệnh khảm lá sắn gây ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch.
Mặc dù hiện nay kim ngạch xuất khẩu sắn đang đạt giá trị cao với gần 1,2 tỷ USD năm 2021, nhưng sự phân bổ thị trường còn nhiều hạn chế. Do đó, đại diện Hiệp hội Sắn Việt Nam cho rằng cần phải tránh tình trạng “bỏ trứng vào một rổ” đối với xuất khẩu sắn.